Chuyện cây bút bi ngoài vũ trụ và bài học thành công đến từ sự đơn giản
Cuộc sống thực ra rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ cố làm cho nó phức tạp hơn mà thôi, theo tỷ phú Richard Branson chia sẻ.
Có một câu chuyện vui, được khá nhiều người biết tới thông qua bộ phim “3 Idiots” nổi tiếng, với nội dung như sau: Trong suốt 10 năm, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tiêu tốn hàng triệu USD để nghiên cứu, chế tạo ra một loại bút bi mà các phi hành gia có thể viết được trong môi trường chân không và dưới điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Bởi vì, nếu không có trọng lực, thì mực không thể đổ xuống đầu bi của bút được.
Vậy Liên Xô - đối thủ của NASA trong cuộc chạy đua đưa loài người lên vũ trụ - đã xử lý việc ghi chép trong môi trường không trọng lực như thế nào? Họ đã sử dụng… bút chì.
Mặc dù các phi hành gia trên thực tế cũng không sử dụng bút chì, vì ngòi viết dễ bị vỡ và các mảnh bút chì trôi nổi trong môi trường không trọng lực có thể lọt vào máy móc hay tròng mắt của phi hành gia, song câu chuyện này vẫn mang đến một bài học thực tế hết sức giá trị: Sự đơn giản đôi khi lại là giải pháp tối ưu, là câu trả lời tốt nhất cho mọi vấn đề.
Như thiên tài vật lý Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích được vấn đề cho một đứa nhóc 6 tuổi, thì bản thân bạn cũng chưa thực sự hiểu rõ nó”.
Sự thật là, dù có hay không ý thức, thì con người vẫn luôn ưa chuộng sự đơn giản hơn sự phức tạp, và thường có khuynh hướng lựa chọn cũng như làm việc tốt hơn với những gì gần gũi, dễ hiểu đối với mình. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc tại sao các phong cách sống mộc mạc, giải thoát con người khỏi lệ thuộc vào nhiều thứ như Minimalism, Tiny House của Mỹ hay Danshari từ Nhật lại tạo nên “cơn sốt" cho hàng triệu người trên thế giới trong thời gian qua.
Trong hoạt động kinh doanh, sự thật này vẫn còn nguyên giá trị. Hãy thử nhìn vào logo qua các thời kì của Nike, Pepsi, hay Mercedes Benz, sẽ thấy chúng đều có một điểm chung: Càng ngày càng đơn giản.
Và, xu hướng đơn giản hóa mọi việc không chỉ tồn tại trong thiết kế đồ họa, mà còn có tác động đến cả sản phẩm công nghệ. Ví dụ, ngày nay, người ta có thể quá quen thuộc với những chiếc smartphone với màn hình lớn và duy chỉ một vài nút bấm; song, trước khi kẻ cách tân làng điện thoại là iPhone xuất hiện, những chiếc điện thoại đã trông như thế nào? Chẳng phải chúng đã có hình vuông, hình bầu dục, nắp gập, nắp trượt, vừa gập vừa trượt, lâu lâu lại được sắm thêm bút cảm ứng và bàn phím với cả tá nút bấm hay sao?
Logo của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới càng ngày càng được đơn giản hóa, với mục tiêu để khách hàng có thể dễ dàng nhớ đến nó
Vài năm trở lại đây, có một chủ đề khá nóng, được đưa ra bàn luận sôi nổi, là làm thế nào để các marketer có thể xây dựng được trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, trải nghiệm như thế nào mới được gọi là tốt hơn? Liệu “tốt hơn” sẽ đồng nghĩa với việc tăng lượng tương tác cũng như thời gian giữa người tiêu dùng với thương hiệu? Hay “tốt hơn” đến từ việc đơn giản hóa trải nghiệm khách hàng, giảm bớt thời gian dành cho thương hiệu và thay vào đó để người tiêu dùng tận hưởng cuộc sống?
Thông qua bảng nghiên cứu đánh giá thường niên mang tên Global Brand Simplicity Index (Chỉ số Đơn giản của các Thương hiệu Toàn cầu), Siegel+Gale - một công ty đa quốc gia trong tư vấn chiến lược và trải nghiệm thương hiệu cho rằng, các marketer cần phải suy nghĩ lại về việc thế nào là một trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Bởi vì, đa số khách hàng đều khao khát sự đơn giản, nhanh chóng, liền mạch khi tương tác với thương hiệu.
Được biết, nghiên cứu năm 2017 của Siegel+Gale đã tiến hành khảo sát trực tuyến hơn 14.000 người tại 9 quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho 857 thương hiệu, dựa trên sự đơn giản mà người được khảo sát cảm nhận từ chúng. Và, đây là một số chi tiết đáng chú ý: Có tới 64% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những trải nghiệm đơn giản hơn; 61% người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ giới thiệu một thương hiệu hơn bởi vì nó đơn giản.
Trên thực tế, nhiều tỷ phú như Richard Branson, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay những doanh nhân nổi tiếng khác, cũng đều gặt hái thành công rực rỡ nhờ biết áp dụng triệt để sự đơn giản vào thực tế kinh doanh.
Tỷ phú Richard Branson từng chia sẻ lời khuyên: “Các giải pháp tốt nhất là thứ có thể giải thích một cách rành mạch và đơn giản những điều khó hiểu, để ai cũng có thể tiếp thu chúng một cách dễ dàng. Những doanh nhân với các ý tưởng kinh doanh phức tạp có lẽ thường quên mất chân lý này: Cuộc sống thực ra rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ cố làm cho nó phức tạp hơn mà thôi”.
Nhà sáng lập Virgin Group thậm chí còn đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự khả thi của một ý tưởng kinh doanh qua việc nó có được để vừa trong một chiếc phong bì hay không.
Vị tỷ phú người Anh chia sẻ: “Ngày hôm nay, nếu như ai đó trình bày với tôi về một ý tưởng kinh doanh mà họ cho là tốt hơn so với những mô hình đã có sẵn, tôi sẽ hỏi liệu bảng tóm tắt ý tưởng của họ có thể được để vừa trong một cái bao thư hay không. Nếu ý tưởng đó quá phức tạp để có thể được giải thích một cách ngắn gọn, chắc hẳn người tiêu dùng sẽ khó mà hiểu được nó, và dĩ nhiên, xác suất họ không mua hàng là rất cao”.
Ngoài tỷ phú Richard Branson, CEO quá cố của Apple - Steve Jobs, cũng là một ví dụ điển hình cho sự thành công từ việc theo đuổi triết lý đơn giản trong kinh doanh. Cụ thể, trong quá trình thiết kế giao diện của máy nghe nhạc iPod, Jobs đã tìm mọi cách có thể để giảm thiểu số lượng chi tiết mà ông cho là thừa thãi.
Thay vì chế tạo ra 1 cây bút bi có thể sử dụng ngoài vũ trụ, tại sao lại không dùng... bút chì?Có một câu chuyện vui, được khá nhiều người biết tới thông qua bộ phim “3 Idiots” nổi tiếng, với nội dung như sau: Trong suốt 10 năm, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tiêu tốn hàng triệu USD để nghiên cứu, chế tạo ra một loại bút bi mà các phi hành gia có thể viết được trong môi trường chân không và dưới điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Bởi vì, nếu không có trọng lực, thì mực không thể đổ xuống đầu bi của bút được.Vậy Liên Xô - đối thủ của NASA trong cuộc chạy đua đưa loài người lên vũ trụ - đã xử lý việc ghi chép trong môi trường không trọng lực như thế nào? Họ đã sử dụng… bút chì. Mặc dù các phi hành gia trên thực tế cũng không sử dụng bút chì, vì ngòi viết dễ bị vỡ và các mảnh bút chì trôi nổi trong môi trường không trọng lực có thể lọt vào máy móc hay tròng mắt của phi hành gia, song câu chuyện này vẫn mang đến một bài học thực tế hết sức giá trị: Sự đơn giản đôi khi lại là giải pháp tối ưu, là câu trả lời tốt nhất cho mọi vấn đề.
Chuyện 2 con cá sấu và sức mạnh thần kỳ của việc… không làm gì cảLÊ DUYNhư thiên tài vật lý Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn không thể giải thích được vấn đề cho một đứa nhóc 6 tuổi, thì bản thân bạn cũng chưa thực sự hiểu rõ nó”. Sự thật là, dù có hay không ý thức, thì con người vẫn luôn ưa chuộng sự đơn giản hơn sự phức tạp, và thường có khuynh hướng lựa chọn cũng như làm việc tốt hơn với những gì gần gũi, dễ hiểu đối với mình. Điều này cũng phần nào lý giải cho việc tại sao các phong cách sống mộc mạc, giải thoát con người khỏi lệ thuộc vào nhiều thứ như Minimalism, Tiny House của Mỹ hay Danshari từ Nhật lại tạo nên “cơn sốt" cho hàng triệu người trên thế giới trong thời gian qua.Trong hoạt động kinh doanh, sự thật này vẫn còn nguyên giá trị. Hãy thử nhìn vào logo qua các thời kì của Nike, Pepsi, hay Mercedes Benz, sẽ thấy chúng đều có một điểm chung: Càng ngày càng đơn giản. Và, xu hướng đơn giản hóa mọi việc không chỉ tồn tại trong thiết kế đồ họa, mà còn có tác động đến cả sản phẩm công nghệ. Ví dụ, ngày nay, người ta có thể quá quen thuộc với những chiếc smartphone với màn hình lớn và duy chỉ một vài nút bấm; song, trước khi kẻ cách tân làng điện thoại là iPhone xuất hiện, những chiếc điện thoại đã trông như thế nào? Chẳng phải chúng đã có hình vuông, hình bầu dục, nắp gập, nắp trượt, vừa gập vừa trượt, lâu lâu lại được sắm thêm bút cảm ứng và bàn phím với cả tá nút bấm hay sao?
Logo của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới càng ngày càng được đơn giản hóa, với mục tiêu để khách hàng có thể dễ dàng nhớ đến nóVài năm trở lại đây, có một chủ đề khá nóng, được đưa ra bàn luận sôi nổi, là làm thế nào để các marketer có thể xây dựng được trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, trải nghiệm như thế nào mới được gọi là tốt hơn? Liệu “tốt hơn” sẽ đồng nghĩa với việc tăng lượng tương tác cũng như thời gian giữa người tiêu dùng với thương hiệu? Hay “tốt hơn” đến từ việc đơn giản hóa trải nghiệm khách hàng, giảm bớt thời gian dành cho thương hiệu và thay vào đó để người tiêu dùng tận hưởng cuộc sống?Thông qua bảng nghiên cứu đánh giá thường niên mang tên Global Brand Simplicity Index (Chỉ số Đơn giản của các Thương hiệu Toàn cầu), Siegel+Gale - một công ty đa quốc gia trong tư vấn chiến lược và trải nghiệm thương hiệu cho rằng, các marketer cần phải suy nghĩ lại về việc thế nào là một trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Bởi vì, đa số khách hàng đều khao khát sự đơn giản, nhanh chóng, liền mạch khi tương tác với thương hiệu.
Làn sóng PR trải nghiệmSỸ ANH Được biết, nghiên cứu năm 2017 của Siegel+Gale đã tiến hành khảo sát trực tuyến hơn 14.000 người tại 9 quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra bảng xếp hạng cho 857 thương hiệu, dựa trên sự đơn giản mà người được khảo sát cảm nhận từ chúng. Và, đây là một số chi tiết đáng chú ý: Có tới 64% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những trải nghiệm đơn giản hơn; 61% người tiêu dùng nhiều khả năng sẽ giới thiệu một thương hiệu hơn bởi vì nó đơn giản. Trên thực tế, nhiều tỷ phú như Richard Branson, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay những doanh nhân nổi tiếng khác, cũng đều gặt hái thành công rực rỡ nhờ biết áp dụng triệt để sự đơn giản vào thực tế kinh doanh. Tỷ phú Richard Branson từng chia sẻ lời khuyên: “Các giải pháp tốt nhất là thứ có thể giải thích một cách rành mạch và đơn giản những điều khó hiểu, để ai cũng có thể tiếp thu chúng một cách dễ dàng. Những doanh nhân với các ý tưởng kinh doanh phức tạp có lẽ thường quên mất chân lý này: Cuộc sống thực ra rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ cố làm cho nó phức tạp hơn mà thôi”.Nhà sáng lập Virgin Group thậm chí còn đưa ra tiêu chuẩn đánh giá sự khả thi của một ý tưởng kinh doanh qua việc nó có được để vừa trong một chiếc phong bì hay không.
Vị tỷ phú người Anh chia sẻ: “Ngày hôm nay, nếu như ai đó trình bày với tôi về một ý tưởng kinh doanh mà họ cho là tốt hơn so với những mô hình đã có sẵn, tôi sẽ hỏi liệu bảng tóm tắt ý tưởng của họ có thể được để vừa trong một cái bao thư hay không. Nếu ý tưởng đó quá phức tạp để có thể được giải thích một cách ngắn gọn, chắc hẳn người tiêu dùng sẽ khó mà hiểu được nó, và dĩ nhiên, xác suất họ không mua hàng là rất cao”.Ngoài tỷ phú Richard Branson, CEO quá cố của Apple - Steve Jobs, cũng là một ví dụ điển hình cho sự thành công từ việc theo đuổi triết lý đơn giản trong kinh doanh. Cụ thể, trong quá trình thiết kế giao diện của máy nghe nhạc iPod, Jobs đã tìm mọi cách có thể để giảm thiểu số lượng chi tiết mà ông cho là thừa thãi.Khi đó, Jobs đã dứt khoát yêu cầu cấp dưới phải làm sao để người dùng iPod có thể đến bất cứ thư mục chứa nhạc nào mà họ muốn trong vòng 3 lần bấm phím. Tony Fadell - trưởng nhóm nghiên cứu sản phẩm iPod lúc đó kể lại rằng, có nhiều lúc, cả đội thiết kế phải vắt óc suy nghĩ về các vấn đề có khả năng phát sinh với giao diện người dùng, nhưng chỉ với một câu hỏi của Jobs, rằng “Tại sao chúng ta lại cần giao diện này?”, cả đội đã nhận ra, họ không thực sự cần đến nó.Fadell nhớ lại một lần khác, khi cả đội thiết kế trình bày một số khung giao diện dự kiến cho phần mềm ghi đĩa iDVD, CEO của Apple đã "nhảy dựng lên", rồi vừa vẽ một hình chữ nhật thật to lên tấm bảng, ông vừa nói: “Phần mềm mới sẽ như thế này. Duy nhất 1 cửa sổ thôi. Người ta sẽ kéo video thả vào trong cửa sổ. Sau đó bấm nút ‘ghi đĩa’. Chấm hết! Đó là những gì mà chúng ta sẽ làm”.Còn nhiều nữa những ví dụ và tấm gương thành công trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp. Và, nếu muốn gặt hái thành công trong cả cuộc sống cũng như công việc, bạn cũng nên làm như vậy\
Nguồn: DNSG