CÁCH NGƯỜI QUẢN LÝ PHÂN QUYỀN VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA Ở NHÂN VIÊN
Theo Dom Price (người đứng đầu tại R&D và là chủ tịch Atlassian Software) cho rằng: “Các bài viết mà mọi người từng đọc thiên về quản lý và lãnh đạo thì chắc hẳn đều quy chụp hai chức năng này cùng thuộc nhiệm vụ là quản lý, có khác thì cũng chỉ khác ở cấp bậc. Có thể đến một lúc nào đó, vị trí quản lý này sẽ không còn cần thiết, nhưng hiện tại cả hai chức năng trên đều rất quan trọng, chỉ là chúng có tính chất khác nhau”.
Mọi người có thể nhận thấy rõ ràng điều này trong môi trường quân đội, nơi ý nghĩa của cụm từ “mục đích chỉ huy” được làm rõ hơn bao giờ hết.
Đó là một điều đơn giản đáng ngạc nhiên. Người chỉ huy (ví như một CEO) đưa ra định nghĩa về sự thành công là như thế nào. Khi mục tiêu cuối cùng được xác định rõ ràng, những người chỉ huy cấp dưới ở từng vùng cục bộ sẽ đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng dựa vào mục tiêu cuối cùng đó.
Tính hiệu quả được thể hiện rất rõ, rất hiệu quả, và nó phản ánh nhu cầu của các công ty đang lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay. Giống như trong quân đội, các công ty đó có những người quản lý cấp trung, những người đó đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và hướng theo tầm nhìn chung của cả công ty.
Nhưng đó không phải là mô hình tệ? Lý do:
Người quản lý không cần phải là người lãnh đạo, nhưng người lãnh đạo có thể vẫn phải làm quản lý.
Theo Steven Covey - tác giả sách 7 Habits of Highly Effective People, đã đưa ra sự khác nhau giữa những người quản lý và người lãnh đạo. Hãy tưởng tượng mình là một thành viên trong nhóm phượt du lịch trong rừng. Người lãnh đạo là người dẫn đường cho cả đoàn. Anh ấy phải trèo lên ngọn cây, cẩn thận kiểm tra những gì sắp xảy ra và thông tin đến toàn nhóm.
Người lãnh đạo là người giúp cả nhóm ứng phó với thay đổi. Anh ấy bỏ qua việc giải quyết những vấn đề nhỏ để có được cái nhìn bao quát. Vậy làm sao anh ấy có thời gian để thực hiện được khả năng đó? Câu trả lời là việc trao quyền cho những người trong nhóm để mỗi người tự đưa ra những quyết định, những giải quyết riêng - đó chính là sự thể hiện của cụm từ “mục đích chỉ huy”.
Trong khi đó, người quản lý là người đứng đằng sau cả nhóm, giúp mài sắc các công cụ, đảm bảo mọi công việc hay nhiệm vụ đều được vận hành và hoàn thành trơn tru. Đồng thời, người quản lý chuyển tiếp thông tin đến người lãnh đạo, trao đổi với lãnh đạo về những thứ cần thiết để cả nhóm đạt tới mục tiêu đã đặt ra.
Làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo (nếu vẫn chưa sẵn sàng)?
Mọi người đều chấp nhận rằng khả năng chia nhỏ các công việc cho mỗi người chính là chìa khóa để trở thành một nhà quản lý hiệu quả. Nhưng nếu muốn làm một người lãnh đạo tốt, cần phải biết phân chia quyền lực.
Trong khi mọi người thường hy vọng người lãnh đạo đưa ra một số quyết định nhất định, việc cho phép người khác thay họ đưa ra quyết định sẽ giúp họ vươn mình và luyện tập khả năng thích nghi với những tình huống mới. Nếu mọi người cổ vũ cho ý tưởng của “mục đích chỉ huy”, thì vừa có thể phân chia quyền lực mà vẫn ngủ ngon vào mỗi tối, điều cốt lõi là phải hiểu được nhân viên của mình.
Và, khi lãnh đạo có chút thời gian để trèo xuống khỏi ngọn cây, thì hãy lao vào những công việc người khác từ chối và thực hiện chúng. Lãnh đạo hay quản lý không thể giúp mọi người thay đổi nếu bản thân họ không có một sự đồng cảm thấu hiểu với những khó khăn nhân viên trong công việc. Bên cạnh đó, việc lãnh đạo sẵn sàng hạ mình và làm những công việc như vậy sẽ giúp xây dựng lòng tin của nhân viên với mình.
Khi mọi người đã có niềm tin, họ sẽ đem tất cả những gì họ có vào công việc. Lòng tin được tạo dựng trên một chu trình đạo đức. Hãy để chu trình đó bắt đầu từ người lãnh đạo.
Dưới đây là 10 cách giúp các nhà quản lý xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng thời tạo dựng lòng tin với đội ngũ của mình theo gợi ý của Atlassian:
1. Khi có một tuần thảnh thơi hãy chọn một vài việc tồn đọng. Lý tưởng là những công việc mà không ai muốn đụng tay vào.
2. Hãy lao mình vào các vấn đề chính và hỗ trợ cấp dưới giải quyết chúng.
3. Chuyển bàn làm việc của lãnh đạo đến cạnh bàn làm việc của cấp dưới và hãy trở nên tích cực hơn trong những câu chuyện đời thường.
4. Hãy tạm gác mọi thứ sang một bên trong cuộc gặp 1-1 và cố gắng duy trì như vậy cả trong các cuộc gặp khác.
5. Khi không đồng ý với một quyết định, hãy để đội ngũ biết tại sao và dù gì đi nữa thì lãnh đạo cũng phải luôn ủng hộ họ phía sau.
6. Khi một ai đó ngắt lời trong cuộc họp, hãy chắc rằng họ có cơ hội nói hết lời trước khi tiếp tục cuộc họp.
7. Hãy đưa ra phản hồi một cách tỉ mỉ và sớm nhất có thể. Đừng để dành nó cho các cuộc họp thường niên.
8. Hãy đưa vấn đề cho mọi người cùng giải quyết, thay vì đưa nhiệm vụ cho họ hoàn thành.
9. Lên mục tiêu cho cả nhóm một cách toàn diện và để mọi người tự tìm cách đạt được mục tiêu đó.
10. Phân quyền quyền lực ra quyết định chứ không chỉ là quyền được làm những công việc nhất định.
Nguồn: pace