BIẾN ĐỘNG NHÂN SỰ SẼ "HỦY DIỆT" DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

BIẾN ĐỘNG NHÂN SỰ SẼ "HỦY DIỆT" DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Sự biến động nhân sự của doanh nghiệp không chỉ khiến chi phí nhân sự của doanh nghiệp tăng lên, giảm hiệu quả kinh doanh mà thậm chí có thể “hủy diệt” doanh nghiệp. Vậy công tác quản trị nhân sự cần thay đổi như thế nào để theo dõi và ứng phó kịp tỷ lệ biến động này?

Nền kinh tế ngày càng hội nhập là tín hiệu mừng cho lao động có cơ hội tìm việc làm đa quốc gia nhưng thị trường lao động ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn nên biến động nhân sự là khó tránh.


Nhiều năm trở về trước, biến động nhân sự diễn ra chủ yếu ở các công ty thâm dụng lao động, nhưng hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang đối diện với câu chuyện biến động nhân sự, dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ đi chăng nữa.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động nhảy việc như: trào lưu khởi nghiệp hút nguồn vốn ứng viên muốn khởi nghiệp, hoặc do ứng viên so sánh danh tiếng giữa các công ty, cũng có thể do ứng viên mong đợi sự linh hoạt, được trao quyền quyết định, phát triển năng lực và sáng tạo.


Ngoài ra người lao động nhảy việc còn do các yếu tố mà họ cảm thấy chưa thỏa mãn liên quan đến phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp, kế hoạch phát triển sự nghiệp.
Theo các chuyên gia nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc tại một DN ổn định ở mức 4-6% là phù hợp. Tuy nhiên theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực, thông tin thị trường lao động TPHCM, ở nhiều công ty trong các ngành như tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản hiện tượng biến động nhân sự xảy ra liên tục, tỷ lệ thôi việc ở nhiều công ty lên đến trên 10%, có khi vài chục phần trăm. Điều đó gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là việc khó tuyển được đủ nhu cầu nhân sự chất lượng để thay thế.


Hơn thế, sự biến động nhân sự của DN không chỉ khiến chi phí nhân sự của DN tăng lên, giảm hiệu quả kinh doanh mà thậm chí dẫn đến chất lượng và số lượng nhân sự thiếu và yếu có thể “hủy diệt” DN.


Các chuyên gia đưa ra những lời khuyên để doanh nghiệp ứng phó với biến động nhân sự đối với lao động phổ thông, DN nên tận dụng nguồn nhân lực tạm thời - ngắn hạn để giải quyết nhu cầu nhân sự trong mùa cao điểm, trong khi duy trì nguồn nhân lực then chốt.


Trong khi đó, đối với nhân viên văn phòng, doanh nghiệp nên tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng, chuyên môn liên tục, phải có các chính sách phúc lợi và kế hoạch phát triển sự nghiệp rõ ràng, phù hợp. Đặc biệt, doanh nên ghi nhận ý kiến của nhân viên và giải quyết thỏa đáng những quan tâm này.
Để ứng phó với tình trạng lao động nghỉ việc ồ ạt, mỗi doanh nghiệp lại có những biện pháp đối phó riêng, phù hợp với tình trạng, khả năng tài chính của đơn vị mình.

Nguồn: amis


Ngoan Vu

Cập nhật những thông tin bổ ích về kinh doanh và khởi nghiệp ngay tại Blog.lanhdaotaiba.com