Ba hình thức quản trị nhân sự hiện đại – chọn sao cho đúng?
Bất kỳ ai làm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đều phải quan tâm đến: tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên và xây dựng mô hình quản lý nhân sự. Đặc biệt để xây dựng được mô hình quản lý nhân sự phù hợp, bạn cần phải hiểu và phán đoán được tính cách của nhân viên. Sau đó đưa ra được các sách lược để quản lý riêng cho nhân viên.
Nhân viên là đối tượng thuê mướn
Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn coi nhân viên là đối tượng phụ thuộc vào doanh nghiệp. Cả các bộ phận quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, đa phần khi đối mặt với nhân viên cũng như vậy. Bạn không thể coi nhân viên là một đối tượng thuê mướn, nếu bạn muốn nhân tài ra đi và doanh nghiệp dậm chân tại chỗ.
Nhân viên khi chỉ nghĩ mình là công cụ của doanh nghiệp, sẽ thụ động hơn trong công việc. Họ chỉ làm việc theo chỉ đạo của cấp trên, họ không có tinh thần nhiệt huyết, không nhiệt tình nghiên cứu và cải thiện hiệu suất. Thậm chí, nhân viên không có khả năng cống hiến và cải tiến công việc.
Và đây là hiện thực mô hình quản lý nhân sự ở các doanh nghiệp sản xuất có các nhân viên thời vụ, làm theo ca, và các doanh nghiệp tư nhân. Nhân viên có thể phát huy hết “công lực” và năng suất phải là những nhân viên có năng lực mạnh, kiệt xuất để có thể “đứng mũi chịu sào”.
Nhân viên là trung tâm, là tài sản của doanh nghiệp
Vẫn có một số doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam rất quan tâm đến nhân viên. Họ chăm sóc và coi trọng nhân viên như tài sản duy nhất của doanh nghiệp. Họ đưa ra những chính sách giúp hỗ trợ nhân viên trong công việc lẫn cuộc sống.
Nhân viên khi được doanh nghiệp coi trọng sẽ được thúc đẩy làm việc hiệu quả hơn. Họ tích cực và nhiệt huyết hơn vì được khuyến khích và đón nhận, sáng tạo hơn trong công việc gấp nhiều lần. Nhân viên sẽ mang tinh thần cạnh tranh, sẽ luôn tìm cách học hỏi nhiều kiến thức, sáng tạo và kiến tạo nhiều sản phẩm hơn.
Họ đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng, nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp. Đây là hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp hiệu quả, nhưng là mô hình quản lý nhân sự ít doanh nghiệp có thể làm được.
Ba hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1: Gia đình trị truyền thống
Đặc điểm của hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp này là:
- Lãnh đạo là trung tâm, mô hình quản lý nhân sự điều phối mọi công việc là lãnh đạo.
- Doanh nghiệp coi nhân viên là đối tượng thuê mướn, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đưa cho nhân viên định hướng hoạt động, nhân viên không được tham gia lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
- Chính sách và biên chế nhân sự cổ hũ, lạc hậu, thiếu tính linh hoạt và uyển chuyển.
- Chỉ quan tâm đến việc nhân viên có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp, nhưng không quan tâm tới quyền lợi, khuyến khích nhân sự.
- Doanh nghiệp chỉ tập trung quản chế, gò bó nhân viên, không khuyến khích nhân viên thúc đẩy hiệu quả công việc.
- Kết quả là gì? Những doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý này sẽ không thể thu hút và giữ chân người tài, ngày càng giảm sức cạnh tranh của mình trên thị trường lao động.
- Hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 2: Quản lý nhân sự tập thể
- Nhân viên trong hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp này tập trung vào định hướng khuyến khích và gắn kết hơn với cấp dưới.
- Đặc điểm của hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp này là:
- Các chính sách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đều dựa trên lợi ích chung. Các quyền lợi sẽ được xây dựng và điều phối xuống nhân viên.
- Với hình thức này, doanh nghiệp để nhân viên có thể thoải mái thể hiện tư tưởng, ý kiến và quan điểm riêng. Doanh nghiệp này đưa tính dân chủ tự do vào văn hóa doanh nghiệp.
- Các chính sách và quy định văn hóa doanh nghiệp, mô hình quản lý nhân sự được tùy chỉnh linh hoạt và bầu chọn theo số đông nhân viên.
- Các chính sách nhân sự đều là mở, nhân viên được thể hiện chính kiến, góp phần vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phân cấp nhân viên, thay đổi và linh hoạt chính sách với các điều kiện hiện tại của nhân viên, phát triển doanh nghiệp hiện tại.
- Lãnh đạo nhìn đúng tiềm năng, năng lực của nhân viên, giao đúng việc, trao đúng quyền để nhân viên đạt hiệu suất cao nhất.
- Kích thích sự cống hiến của các nhân viên bằng cả quyền lợi và nghĩa vụ, là tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân viên.
Đây là mô hình quản trị nhân sự trong doanh nghiệp phù hợp xu thế phát triển chung hiện nay. Mỗi cá nhân đều có những vai trò riêng của mình, tự do phát triển khả năng trong một môi trường.
Hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 3: Lãnh đạo tập thể kiểu cũ
Đây là mô hình quản lý nhân sự được phát triển ở thời bao cấp. Lãnh đạo cấp trung không nhận thức được trách nhiệm cụ thể, không thể quy định công việc cho nhân viên. Kết quả là các công việc bị đình trệ, không thể tìm ra được trách nhiệm thuộc về ai để sửa chữa, hoàn thiện.Đặc điểm của hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp này là:
- Việc kiểm duyệt dự án, công việc trở nên rườm rà, phải thông qua cả một “hội đồng” mới có thể thực hiên, tốn khá nhiều thời gian.
- Doanh nghiệp theo thời bao cấp thường rất có ít người có năng lực thực sự. Cấp quản lý chủ yếu là “chỉ tay năm ngón” và chỉ muốn can thiệp sâu, hơn là nhanh chóng giải quyết công việc.
- Doanh nghiệp tập trung vào các giải pháp an toàn hơn là giải pháp cải tiến, có tính sáng kiến để phát triển nhân viên. Các giải pháp đều dựa trên việc đảm bảo an toàn cho quản lý hơn là nhân viên.
- Những cá nhân tích cực làm việc vất vả, nhưng không có cơ hội tham gia hội đồng.
- Quy trình xét duyệt và thực hiện một kế hoạch bị kéo dài.
Đây là hình thức quản trị nhân sự trong doanh nghiệp cần phải bãi bỏ, thay thế bằng hình thức quản trị nhân sự hiện đại hơn. Đây là hình thức quản trị nhân sự rất tốn kém lãng phí ngân sách và hiệu quả kinh tế thấp.
Nguồn: Kyna