Xây dựng kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Tài chính như là dòng máu của doanh nghiệp, cung cấp ô-xy cho tất cả các bộ phận của doanh nghiệp để hoạt động, ngoài ra còn một nhiệm vụ rất quan trọng của tài chính nữa đó là kết nối tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, điều hành các bộ phận này làm việc nhịp nhàng, ổn định và điều quan trọng bật nhất là tránh các cơn "nhồi máu cơ tim" cho doanh nghiệp.Tài chính cũng là cái sàn cuối cùng của doanh nghiệp, và là nền tảng cho mọi sự hoạt động khác - giám đốc tài chinh chắc chắn phải là người tay hòm chìa khóa cho CEO và các vị Level-C khác của doanh nghiệp, tạo nên môi trường cạnh tranh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển với tiêu chí của vị CFO là "chi phí chấp nhận được" với lợi ích cao nhất đem về cho doanh nghiệp.
Nhưng để vận hành tốt, tránh các cơn đột quỵ khi thì làm việc nhàng nhã, khi thì chạy đến khi kiệt sức chắc chắn các nhà quản trị và đặc biệt vị CFO kia đều biết rằng cần phải có một kế hoạch tài chính phù hợp nhất đối với doanh nghiệp trong tương lai gần hoặc xa sắp tới. Bài viết này tôi muốn liệt kê sơ lược các thành phần chính của một kế hoạch tài chính doanh nghiệp và một ít về việc làm thế nào để xây dựng nó một cách hoàn hảo nhất. Thông thường một kế hoạch tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm các kế hoạch sau:
- Kế hoạch doanh thu
- Kế hoạch chi phí
- Kế hoạch cho các dự án sắp tới của doanh nghiệp trong tương lai
- Kế hoạch về chi phí nhân sự
Ngoài ra với các tập đoàn lớn, còn có các kế hoạch về tổng hợp kế hoạch từ các công ty thành viên, kế hoạch về thuế,....Kế hoạch doanh thuVới tài chính, chúng ta có thể gọi là kế hoạch doanh thu, nhưng thực chất là kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mà cả phòng kinh doanh cần phải tập trung xây dựng, chi tiết
- Số lượng bán ra cho từng SKU hoặc cho từng sản phẩm, dòng sản phẩm ở từng kênh bán hàng, thị trường để
- Kế hoạch hoặc chính xác hơn là chiến lược về giá bán
- Kế hoạch bán hàng cho từng nhân viên kinh doanh (thường được gọi là quota cho nhân viên kinh doanh)
- Kế hoạch và chính sách các chương trình giảm giá, khuyến mãi.
- Kế hoạch bán hàng của các thị trường mới mở
- Kế hoạch bán hàng sản phẩm mới
Kế hoạch về doanh thu còn có các doanh thu mang về mà không phải của đội kinh doanh bao gồm doanh thu về tài chính, doanh thu về bán thanh lý các TSCĐ, doanh thu đầu tư, doanh thu từ TTCK, hoặc các doanh thu khác mà doanh nghiệp có thể có được.Và cuối cùng, người quản lý tài chính chỉ cần con số cuối - doanh thu trước thuế của từng tháng/quí/năm hoặc thấp hơn đơn vị quí là tuần, hoặc 2 tuần tùy thuộc vào mô hình hoạt động và môi trường vận hành của doanh nghiệp đó.Từ kế hoạch kinh doanh thì (nếu là doanh nghiệp sản xuất) thì giám đốc sản xuất sẽ xây dựng và điều tiết và xây dựng kế hoạch sản xuất cho mình (Demand Planning) theo từng thời kỳ nhằm đảm bảo việc cung cấp hàng cho thị trường. Từ đây, chắc chắc các bạn đang vận hành sản xuất sẽ biết ngay là chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (material requirement planning) để từ đây lên được kế hoạch mua hàng cho doanh nghiệp của bạn.Kế hoạch về chi phíDoanh nghiệp rất nhiều về chi phí và để thuận tiện xây dựng và vận hành sau này, bạn cần nhóm lạ các chi phí của doanh nghiệp, đưa các chi phí quan trọng vào kế hoạch và các chi phí không quá quan trọng (có thể là chi phí thấp) sẽ được nhóm lại thành nhóm, và bạn có thể lập kế hoạch cho các nhóm chi phí này là thuận tiện nhất. Thường bao gồm các chi phí sau
- Chi phí sản xuất sản phẩm (bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp)
- Chi phí bán hàng
- Chi phí trả hàng
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp, bao gồmChi phí lương nhân viênChi phí quản lý hành chínhChi phí khấu haoChi phí thuê văn phòng, xe cộ,. hoặc các khoản phải thuê khácChi phí bảo hành bảo trìChi phí bảo hiểmChi phí về điện nước của văn phòng
- Chi phí về tài chính
- Chi vận chuyển, logistics...
Người CFO thực ra chỉ quan tâm vào tổng chi phí cho từng thàng là bao nhiêu cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp mình, nhưng thực tế cần phải chi nhỏ để quản lý, bạn sẽ thấy kế hoạch chi phí này được tính vào cho từng phòng ban với chi tiết cho từng khoản mục chi phí, tổng hợp của các phòng ban, hoặc của các công ty thành viên thì bạn mới có được con số tổng chi phí của toàn doanh nghiệp theo đơn vị là tháng (hoặc các đơn vị thời gian khác tùy thuộc vào yêu cầu và mô hình vận hành của doanh nghiệp)Kế hoạch cho dự ánDoanh nghiệp của bạn phát triển như mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh, ... .đều xem như một dự án mới, và chắc chắn bạn cần phải có kế hoạch thật chi tiết nhằm thỏa mãn các yêu cầu về chiến lược phát tiển của doanh nghiệp bạn - việc xây dựng, và triển khai kế hoạch các dự án cho doanh nghiệp luôn luôn là vấn đề rất quan trong và phức tạp vì một phần nó nằm ngoài ngoài các hoạt động hiện tại, và nó cũng phải nằm trong tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
- Kế hoạch về chi phí cho dự án
- Kế hoạch về nhân sự cho dự án
- Kế hoạch về doanh thu của dự án
- Kế hoạch về dòng tiền của dự án
Các kế hoạch này được tính riêng cho từng dự án nhưng lại phải nằm trong cái tổng thể hoạt động của một doanh nghiệp.Kế hoạch về nhân sựNhân sự, tài sản của doanh nghiệp và chắc chắn bạn phải kế hoạch nó để đưa về cho được các con số về tài chính, bao gồm việc thuê thêm nhân sự mới, giảm nhân sự hiện tại, nhân sự cho các dự án mới
- Kế hoạch tài chính cho nhân sự hiện tại
- Kế hoạch tài chính cho nhân sự mới, phát triển mới
Dĩ nhiên sẽ là chi tiết cho từng phòng ban với bài toán kinh điển số lượng nhân với đầu head count và chi tiết vào các khoản về bảo hiểm, công đoàn,.... và chắc chắn là với các nhân vật đặc biệt của doanh nghiệp sẽ được tính rất chi tiết cho từng vị trí.Các tập đoàn thường sẽ tổ chức cho các lãnh đạo của tập đoàn vào một khoản thời gian nào đó gần cuối niên khóa tài chính của mình sẽ bế quan, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch bán hàng, kế hoạch kinh doanh (business planning) và rất nhiều kế hoạch, họ cần sự cộng tác làm việc với nhau của tất cả các lãnh đạo để xây dựng nên các kế hoạch của mình và được tổng hợp để ra kế hoạch của toàn công ty. Ở đây, đâu đó bạn sẽ thấy rằng việc tìm ra một giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn là xuất phát từ đây, và đây sẽ là chiến lược phát triển cho doanh nghiệp bạn trong tương lai
Nguồn: bsdinsight