Steve Jobs “thao túng” người khác như thế nào?

Steve Jobs “thao túng” người khác như thế nào?

Steve Jobs phải đối mặt với nhiều khó khăn để đưa Apple và Pixar phát triển. Tuy nhiên, ông có cách riêng để tạo niềm tin, thuyết phục mọi người tin vào những quan điểm cá nhân, từ đó, thúc đẩy công ty đi lên.

Ông sử dụng các chiến thuật thao túng, đặc biệt là trong các cuộc họp hội đồng quản trị nhằm đảm bảo chiến thắng riêng. Khi bạn sử dụng chiến thuật này, bạn sẽ gia tăng khả năng đạt được những điều mình muốn trong cuộc sống và công việc.

Thuyết phục bằng đam mê

Mọi người bị ảnh hưởng bởi những màn phô diễn cảm xúc. Thuyết phục là một phần quan trọng trong bài diễn thuyết của Jobs, và của bạn. Trong quá trình bán hàng, cái tôi cũng là một sản phẩm, là chiếc chìa khóa khiến người khác muốn mua ý tưởng từ bạn.

Trước khi Apple ra mắt iTunes vào năm 2001, Jobs từng gặp gỡ hàng chục nhạc sĩ với hy vọng thâu tóm các hãng thu âm bên cạnh việc phát triển iTunes. Một trong những người Jobs từng thuyết phục là nghệ sĩ chơi kèn nổi tiếng, Wynton Marsalis.

“Ông ấy là người nắm quyền kiểm soát”, Marsalis nói. “Sau một lúc, tôi bắt đầu nhìn vào ông ấy, thay vì máy tính, bởi tôi bị hấp dẫn bởi niềm đam mê của ông ấy”.

Thành thật

Năm 1997, Steve Jobs trở lại Apple. Khi ấy, Apple đang phát triển rất nhiều sản phẩm nhưng lại không có định hướng nào, Jobs ngay lập tức làm việc, củng cố công ty.

Ông mặc quần short, đi giày thể thao và triệu tập các nhân viên hàng đầu từ Apple tới khán phòng. Jobs đứng trên sân khấu và yêu cầu mọi người chỉ ra “có vấn đề gì với nơi này?”.

Sau vài lời xì xào và phản ứng nhạt nhẽo, Jobs cắt lời mọi người. “Đó là sản phẩm. Có vấn đề gì với sản phẩm vậy?”. Lần nữa, những lời xì xào lại xuất hiện. Jobs hét lên. “Các sản phẩm thật tệ. Không còn sự hấp dẫn trong đó nữa”.

Mọi người mua ý tưởng của Jobs vì ông luôn nhiệt tình với những lời đã nói. Sau đó, ông nói với những người viết tiểu sử của ông rằng: “Tôi không nghĩ tôi hành động mà không quan tâm đến cảm xúc người khác, tuy nhiên, nếu thứ gì đó tồi tệ, tôi sẽ nói thẳng với mọi người. Công việc là sự trung thực. Tôi biết tôi đang nói về điều gì, và tôi thường đúng. Đó là văn hóa tôi cố gắng tạo ra. Chúng tôi thành thật một cách tàn nhẫn với nhau. Bất cứ ai cũng có thể nói với tôi nếu họ nghĩ tôi nói những điều ngớ ngẩn và tôi cũng nói điều tương tự với họ. Đó là số tiền đánh cược cho sự hiện diện: Bạn phải trở nên trung thực”.

Làm việc chăm chỉ và những người khác sẽ tôn trọng bạn: Tôn trọng là bước đầu tiên, bắt buộc để đạt được điều bạn muốn.

Steve Jobs nổi tiếng với lịch làm việc nghiêm ngặt. Jobs nói với người viết tiểu sử rằng khi ông quay lại Apple vào năm 1996, ông làm việc từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày, bởi vì khi đấy ông vẫn đang điều hành các hoạt động của Pixar. Ông làm việc không mệt mỏi và chịu đựng căn bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, ông kiên quyết củng cố 2 công ty bằng cách liên tục xuất hiện và thúc đẩy mọi người tạo ra những sản phẩm tốt nhất, và họ tôn trọng ông vì điều đó.

Khiến mọi người nguôi giận bằng sự quyến rũ và nịnh nọt

Cho dù họ làm việc cho bạn hay ngược lại, nếu mọi người thường xuyên nhận được sự đồng thuận, họ sẽ đáp lại bằng tình cảm.

Nhà viết tiểu sử Walter Isaacson viết: “Jobs có thể quyến rũ mọi người theo ý muốn và ông cũng thích làm như vậy. Mọi người như (cựu CEO của Apple) Amelio và Sculley cho phép bản thân tin rằng Jobs đang quyến rũ họ, đồng nghĩa rằng ông ấy thích và tôn trọng họ. Một điểm nhấn đôi khi Jobs thúc đẩy bằng việc thốt ra những lời tâng bốc không thành thật dành cho những người khao khát chúng. Tuy nhiên, Jobs có thể quyến rũ những người ông ấy ghét dễ dàng như việc chế nhạo những người ông ấy thích”.

Xác nhận tất cả ý tưởng tốt là từ bạn

Steve Jobs không phải lúc nào cũng đúng, tuy nhiên, ông là bậc thầy trong việc thuyết phục mọi người. Vậy ông làm điều ấy như thế nào? Ông kiên quyết đứng ở một vị trí và nếu vị trí của bạn thực sự tốt hơn vị trí của ông ấy, Jobs không bao giờ thừa nhận điều đó. Ông ấy cho rằng vị trí của bạn tương đương với vị trí của ông ấy, và điều này khiến bạn đánh mất sự cân bằng.

Trong tiểu sử của Steve Jobs, Bud Tribble, một cựu kỹ sư Mac, nói: “Chỉ vì ông ấy nói với bạn điều gì đó khủng khiếp hoặc tuyệt vời, không có nghĩa là ông ấy cảm thấy như vậy vào ngày mai. Nếu bạn nói với ông ấy một ý tưởng mới, Jobs sẽ nói với bạn rằng ông ấy nghĩ điều đó thật ngu xuẩn. Tuy nhiên, sau đó, nếu ông ấy thực sự thích nó, chính xác một tuần sau, ông ấy sẽ gặp lại bạn và đề xuất ý tưởng của bạn với chính bạn, như thế Jobs mới là người nghĩ ra nó”.

Ví dụ khác, khi Apple quyết định mở các cửa hàng bán lẻ, Phó Chủ tịch các hoạt động bán lẻ Apple, Ron Johnson nảy ra ý tưởng về “Genius Bar” (Quầy thiên tài), dành cho “những nhân viên Mac thông minh nhất”. Ban đầu, Jobs cho rằng suy nghĩ này là điên rồ. “Bạn không thể gọi họ là thiên tài. Họ là những chuyên viên về máy tính”, ông nói. “Họ không có những kỹ năng của loài người để cần một thứ gọi là quầy thiên tài”. Ngày hôm sau, luật sư của Apple được yêu cầu đăng ký nhãn hiệu “Genius Bar”.

Đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát. Bạn (thường) có thể thay đổi mọi thứ sau này

Khi nói đến việc tạo ra các sản phẩm mới, Apple hiếm khi xem xét các nghiên cứu, khảo sát. Công ty này cũng hiếm khi ra quyết định quan trọng sau vài tháng, Jobs có xu hướng dễ chán nản và nhanh chóng hành động theo cảm tính.

Trường hợp về dòng iMac đầu tiên, Jobs ngay lập tức quyết định Apple tung ra những chiếc máy tính mới nhanh chóng.

Jony Ive, Giám đốc thiết kế tại Apple cho biết “Hầu hết những nơi khác, các quyết định mất vài tháng để đưa ra. Steve làm điều đó chỉ trong nửa giờ”.

Trên cùng một máy tính, kỹ sư iMac, Jon Rubinstein cố gắng khẳng định rằng iMac nên đi kèm với khay CD, tuy nhiên, Jobs ghét các khay CD và muốn có một ổ đĩa cao cấp. Và Jobs đã sai. Việc chép nhạc chỉ được thực hiện trên các khay CD và khi xu hướng này bắt đầu thịnh hành, đời iMac đầu tiên không được ưa chuộng. Tuy nhiên, nhờ Jobs đưa ra các quyết định nhanh chóng, những chiếc máy tính để bàn iMac thế hệ thứ 2 bổ sung thêm ổ đĩa CD và có thể sao chép nhạc.

Đừng trì hoãn việc khắc phục sự cố. Hãy sửa vấn đề ngay lập tức

Khi Jobs làm việc tại Pixar về dự án “Toy Story”, bộ phim dài tập đầu tiên được xây dựng bằng công nghệ hoạt hình 3D. Phiên bản mới của Woody, trong kịch bản từ Disney, là một chàng cao bồi ngốc nghếch. Tuy nhiên, Jobs từ chối để Disney, một trong những công ty lớn nhất thế giới, phá hủy câu chuyện gốc của Pixar.

“Nếu điều gì đó không đúng, bạn không thể bỏ qua và nói rằng bạn sẽ sửa sau”, Jobs nói. “Đó chính là điều những công ty khác làm”.

Jobs khăng khăng rằng Disney trả lại bản gốc cho Pixar, và cuối cùng, Woody là một nhân vật đáng yêu và đa chiều trong “Toy Story”.

Một ví dụ khác: Khi Jobs đang thiết kế bản Apple Store đầu tiên, Ron Johnson thức dậy vào giữa đêm, trước một cuộc họp lớn, ông cho rằng Apple đã phát triển các cửa hàng sai cách, Johnson nhận ra rằng công ty cần cải tổ các cửa hàng dựa trên mục đích của mọi người đối với các sản phẩm đó.

Johnson nói với Jobs về suy nghĩ của ông ngay vào sáng hôm sau và CEO Apple nói với tất cả những người tham dự cuộc họp rằng Johnson hoàn toàn đúng và cần thiết kế lại toàn bộ bố cục. Điều này khiến việc giới thiệu sản phẩm mới trì hoãn 3 – 4 tháng. “Chúng ta chỉ có một cơ hội để sửa lại cho đúng”, Jobs nói.

Có 2 cách để đối phó với những người rắc rối: Hoặc là nói chuyện với họ một cách thẳng thắn…

Jobs thường nhìn thế giới qua 2 thế cực: “Một người hoặc là anh hùng hoặc gã ngu ngốc, một sản phẩm hoặc tuyệt vời hoặc tệ hại”. Ông muốn Apple trở thành một công ty của “A players” (những nhân viên xuất sắc), có nghĩa là sa thải “B và C players” (nhân viên thường và nhân viên kém), hoặc thúc đẩy họ - bắt nạt, lợi dụng họ - để trở thành “A players”.

Trước khi Apple ra mắt dòng máy Macintosh, một trong những kỹ sư chịu trách nhiệm cho việc chế tạo một con chuột có thể di chuyển con trỏ mọi hướng – không chỉ lên, xuống, trái, phải, nói với Bill Atkinson, một trong những nhân viên đầu tiên tại Apple rằng “về mặt thương mại, không có cách nào tạo ra một con chuột như thế”. Sau khi Jobs nghe được lời phàn nàn ấy vào bữa tối, ngày hôm sau, Atkinson đến công ty và phát hiện ra Jobs đã sa thải ông. Lời đầu tiên từ kỹ sư thay thế là “Tôi có thể chế tạo con chuột ấy”.

Hoặc chọn cách ít rắc rối nhất và bỏ qua hoàn toàn

Jobs không thích những vấn đề quá phức tạp, đặc biệt là nếu họ yêu cầu ông phải thích nghi với điều gì đó. Trong những trường hợp này, ông trở nên tách biệt. Như người viết tiểu sử của Jobs, Walter Isaacson nói: “Jobs sẽ im lặng và bỏ qua những tình huống khiến ông không thoải mái”.

Jobs sử dụng chiến thuật này một cách hiệu quả trong một số trường hợp. Khi cựu CEO của Appe, Gil Amelio hỏi Jobs muốn đóng vai trò gì trong công ty, Jobs không thể nói “Tôi muốn vị trí của bạn” và ông cũng không biết cách cư xử với cô con gái từng bị ghẻ lạnh, Lisa.

Chrisann Brennan, mẹ của Lisa, mô tả chiến thuật này cho người viết tiểu sử của Jobs: “Có một số người muốn giữ gìn ngôi nhà gần bìa rừng vì những giá trị lịch sử, tuy nhiên, Jobs lại muốn phá bỏ ngôi nhà và xây dựng một ngôi nhà có vườn cây. Steve bỏ mặc ngôi nhà rơi vào tình trạng hư hỏng và đổ nát trong nhiều năm vì ông không có cách nào để cứu nó. Chiến thuật ông ấy sử dụng để đạt được điều Jobs muốn là chọn cách ít rắc rối và vật cản nhất. Vì vậy, ông ấy không làm gì với ngôi nhà, thậm chí là để cửa sổ mở trong nhiều năm. Thông minh, đúng không?".

Theo Business Insider