SẢN PHẨM THẤT BẠI, DO ĐÂU?

Trong suốt quá trình kinh doanh của mình, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều không ít lần “nếm trái đắng” khi tung ra sản phẩm không được lòng người tiêu dùng.

Từ những gã khổng lồ trong ngành giải khát như Coca – Cola hay Pepsi đến những ông lớn trong lĩnh vực thức ăn nhanh như McDonald’s cũng đã từng trải qua cảm giác “sấp mặt”. Chuyện thất bại không có gì là đáng hổ thẹn cả, và nếu bạn biết tìm ra điểm sai lầm của mình và khắc phục thì thành công sẽ đến với bạn một cách ngọt ngào.

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng sản phẩm của chúng ta vì sao lại thất bại không?

Trước khi quyết định tung một sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường thì các doanh nghiệp chắc chắn đã phải đánh giá rất kỹ lưỡng về tiêu chuẩn cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó. Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn thường thất bại và theo số liệu thống kê cho thấy, có đến 90% sản phẩm mới tung ra thị trường “chết” ngay lập tức hoặc không thể duy trì quá 1 năm trên các gian hàng ở các siêu thị hoặc các hệ thống cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng bán lẻ. Vì sao lại ra nông nỗi này?

  1. Đánh giá sai nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

Đây là bài học ta có thể rút ra từ sai lầm từ sản phẩm Arch Deluxe của McDonald’s và Pepsi A.M của Pepsi.

Deluxe ra khi được tung ra nhanh chóng thất bại vì chiến lược Marketing đi trật ra khỏi suy nghĩ của người tiêu dùng. Được quảng bá như là một “Burger với mùi vị trưởng thành”, Arch Deluxe ngay lập tức vấp phải sự phản đối của người tiêu dùng khi hầu hết mọi người đến với McDonald’s vì tính tiện lợi, thân thiện của cửa hàng. Người ta đến bước vào McDoanld’s đều biết rõ họ chắc chắn sẽ được phục vụ những gì và sẽ gọi món gì, và hầu hết mọi người không muốn thay đổi khẩu vị của mình dù rằng sản phẩm được tung ra là dành cho một phân khúc khách hàng nhất định.

Năm 1989, Pepsi phát hiện ra phân khúc người tiêu dùng tiêu thụ Cola vào buổi sáng, và kết quả của sự phát hiện này là sản phẩm Pepsi A.M ra đời để phục vụ cho những người có thói quen uống Cola vào buổi sáng. Thế nhưng sản phẩm nhanh chóng bị chối bỏ bởi đối với người tiêu dùng cho rằng họ có thể uống Cola vào buổi sáng nhưng không nhất thiết phải có một loại Cola riêng cho thời điểm bắt đầu một ngày mới.

  1. Quá phô trương sản phẩm trước khi “trình làng”

Đây là một trong những kinh nghiệm xương máu của hãng xe hơi nổi tiếng thế giới Ford với sản phẩm Edsel được tung ra vào cuối những năm 50 của thế kỉ 20. Edsel được đánh bóng tên tuổi một cách hết sức thành công và thu hút được rất lớn sự quan tâm của khách hàng mà bỏ qua việc tập đoàn Ford có đáp ứng được những gì mà họ phô trương hay không. Và kết quả là sau khi đổ bộ vào thị trường, Ford chỉ bán được khoảng 60.000 mẫu xe này (chưa được 30% dự đoán) chỉ vì người sử dụng chê xấu và một vài lý do khác.

Và kể đâu quá xa vời về không gian và thời gian, sản phẩm Bphone của Bkav đã đón nhận không ít lời phàn nàn và chỉ trích của người tiêu dùng. Được quảng bá là một trong những chiếc điện thoại thông minh đi vượt thời đại và hoàn toàn do Việt Nam sản xuất, Bphone ngay vừa khi xuất hiện đã gặp không ít những lời mỉa mai từ cộng đồng mạng. Một số thông tin cho rằng phần mềm mà Bphone sử dụng chẳng qua là được phát triển từ một phần mềm trước đó và linh kiện chỉ là lắp ráp chứ không tự sản xuất. Chính những bình luận thế này đã góp phần “giúp” Bphone không còn thật sự thuyết phục người tiêu dùng như khoảng thời gian trước khi ra mắt.

  1. Tâm lý được – mất của người tiêu dùng

Đây là một trong những mấu chốt dẫn đến sự thất bại của sản phẩm.  Một lượng người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc và trung thành với một nhãn hiệu sẽ rất khó thay đổi thói quen mua hàng của mình để mở lòng ra với các sản phẩm cùng lĩnh vực. Với suy nghĩ “mình đang xài hãng này ngon, giờ đổi hãng liệu có làm sao không? Liệu có hợp với mình không?” và sau một hồi suy nghĩ, họ lại mặc cho thói quen của mình quyết định, và tất nhiên đó là sản phẩm họ thường dùng.

Nhưng đối với một lượng không nhỏ khách hàng thích sự trải nghiệm và chấp nhận mất nhiều hơn được thì nhiều trường hợp ra đi không quay trở lại chỉ bởi vì họ “mất” nhiều quá khi quyết định sử dụng một sản phẩm mới mà họ không biết. Thế nên trong nguyên nhân này, đôi khi sự vượt trội về chất lượng hoặc công dụng chưa chắc đã có tác dụng ngay lập tức và nhiều trường hợp trước khi khách hàng nhận ra ưu điểm nổi bật của sản phẩm thì doanh nghiệp đã “chết yểu” từ khi nào.

Để xây dựng hình ảnh thành công cho sản phẩm trong thời đại bùng nổ thông tin, thương hiệu và nhãn hiệu hiện tại là một việc làm cực kì khó nếu như bạn không thể tìm ra được lỗ hổng trong thị trường để dựa vào đó mà định vị sản phẩm của mình. Việc tìm ra lỗ hổng thị trường cũng như lập kế hoạch Marketing đòi hỏi phải thật sự nghiêm túc và đào sâu vào vấn đề.

Và nếu như doanh nghiệp của bạn mới thành lập và còn có quá ít những nhân viên có năng lực và kinh nghiệm dày dặn thì việc thuê thêm phòng Marketing bên ngoài có lẽ là một giải pháp hợp lý cho vấn đề mà công ty đang gặp phải. Và tôi tin rằng khi công ty Hoàn Vũ được phép giúp bạn thực hiện, họ sẽ cố gắng xây dựng chiến lược Marketing tổng thể cho từng giai đoạn để giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi cần thiết cho sản phẩm.

Nguồn: bangled.vn