Kế hoạch kinh doanh mẫu cần có cho mọi doanh nghiệp

Bật mí kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh và chi tiết mà mọi CEO đều cần phải có để tạo nên một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, quyết định tới thành bại của doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp nên có một bản kế hoạch kinh doanh mẫu?

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ “ăn nên làm ra” ngay trong giai đoạn đầu (nhờ nắm bắt cơ hội tức thời, hoặc nhờ các mối quan hệ có sẵn của CEO…). Thế nhưng chỉ một vài năm sau, thậm chí là vài tháng sau, khi các đối thủ cạnh tranh lũ lượt mọc lên, thị trường gặp nhiều biến động, hoặc các mối quan hệ của CEO đã bị khai thác triệt để thì doanh nghiệp dần “mất phương hướng”, từ đó vô vàn vấn đề sẽ kéo tới, dẫn tới thua lỗ, nợ nần và thậm chí phá sản!

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới “thảm cảnh” của hàng loạt doanh nghiệp hiện nay hiện hữu ở chính bản kế hoạch kinh doanh không hoàn chỉnh và chứa đựng vô vàn “lỗ hổng”.

Phổ biến nhất là kế hoạch kinh doanh xây dựng kiểu quá chung chung hoặc các đầu mục công việc rối rắm, khiến nhân viên không biết nên bắt đầu từ đâu và phải làm gì, từ đó kéo theo nguồn lực bị phân bổ kém hiệu quả.

Thiếu một bản kế hoạch kinh doanh mẫu, CEO sẽ mông lung và đưa ra các đường hướng phát triển không thống nhất ngay từ đầu (về nhân sự, marketing, bán hàng, cân đối hàng tồn kho…), hệ quả là không thể triển khai kế hoạch kinh doanh đồng bộ, triển khai không ăn nhập, mỗi người làm một ý, công ty không đạt được mục tiêu đề ra.

Sai lầm tiếp theo mà CEO cũng hay mắc phải là tạo dựng một bản kế hoạch kinh doanh quá vĩ đại, xa rời với tình hình thực tế của doanh nghiệp (nhân lực, tài lực, vật lực…). Cho nên kinh doanh luôn gặp thất bại bởi nội tại công ty không đủ để đáp ứng các yêu cầu, tham vọng của chủ doanh nghiệp.

Một bản kế hoạch kinh doanh lỏng lẻo, hời hợt dễ tạo ra nhiều thiếu sót trong quá trình triển khai, khiến doanh nghiệp liên tục phải thêm bớt hay chắp vá giữa các phần theo thời gian các hoạt động dần dần chệch hướng, xa rời mục tiêu ban đầu, cuối cùng loạng choạng trong chính khâu hoạt động, hiệu quả bấp bênh, doanh thu giảm sút…

Không chú trọng hoặc bỏ qua bước lập kế hoạch kinh doanh sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng mơ hồ, CEO trở nên rối ren trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh, quản trị nhân sự, kiểm soát chi phí… ngày một đi lệch quỹ đạo. Cuối cùng mọi phương án kinh doanh đều đổ bể khiến doanh nghiệp đi vào bế tắc!

Mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản và đầy đủ cho doanh nghiệp

Muốn thành công, mỗi đường đi nước bước của doanh nghiệp đều phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng. Để làm được điều đó CEO phải xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, hiệu quả nhất, định hướng một cách rõ ràng các chiến lược, lộ trình phát triển cụ thể cho doanh nghiệp.

Để giúp CEO hiện thực hóa điều này, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của SODES đã ngày đêm nghiên cứu và cho ra đời bộ KẾ HOẠCH KINH DOANH MẪU sát thực, toàn diện. Trong đó đã bao gồm đầy đủ các file Word, Excel, biểu mẫu tới từ 50+ công ty, tập đoàn thành công trên thế giới, cùng với hệ thống video hướng dẫn chi tiết, CEO sẽ có thể dễ dàng áp dụng trực tiếp bộ kế hoạch kinh doanh mẫu vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu toàn diện cho doanh nghiệp

Qua đó, thì dù chỉ là một tay mơ CEO cũng có thể tự mình viết nên một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp mình bao gồm các nội dung:

1. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Trước hết, bộ kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất cho CEO cách làm thế nào để xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp CEO định hướng con đường phát triển rõ ràng cho tổ chức.

Đồng thời, đưa ra những cách thức xác định các mục tiêu chính xác từ ngắn hạn cho tới dài hạn, và các chiến lược phù hợp trong từng thời kỳ. Từ đó thống nhất việc thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp, phân bổ các nguồn lực sẵn có hợp lý và tối ưu ngay từ những bước đầu.

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong kế hoạch kinh doanh

Tầm nhìn của kế hoạch kinh doanh phải giải đáp được các câu hỏi:

  • Điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Làm thế nào để khách hàng có thể mô tả thương hiệu của bạn một cách dễ dàng nhất?
  • Mục tiêu trong tương lai Doanh nghiệp sẽ ở vị trí nào trong ngành giai đoạn 5 năm, 10 năm tiếp theo?

Sứ mệnh của doanh nghiệp khi tuyên bố thì phải chỉ rõ ra rằng doanh nghiệp bạn có thể giải quyết những nhu cầu nào của thị trường? Và cần làm gì để giải quyết được những nhu cầu đó? Lý do vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình thay sản phẩm của vì đối thủ?

Ví dụ: Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel.

  • Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanh quy mô toàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế số 1 Việt Nam về lĩnh vực Viễn thông & Công nghiệp công nghệ cao; có mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong năm 2030.
  • Sứ mệnh: Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt, và cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ theo một cách riêng.

2. Nghiên cứu, phân tích thị trường toàn diện, kỹ càng

Hiểu rõ được tầm quan trọng trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, bộ kế hoạch kinh doanh mẫu của SODES cung cấp cho nhà quản trị hàng loạt các công cụ phân tích chuyên sâu như: Pest, Ansoff, 7S Mckinsey, 5 Forces M.Porter giúp nhận định toàn cảnh các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong và ngoài doanh nghiệp. Từ đó CEO có thể cập nhật nhanh nhạy được xu hướng của  thị trường, quy luật của từng phân khúc, thị hiếu khách hàng.

Cùng với đó, bản mẫu kế hoạch kinh doanh cũng sử dụng thêm phương pháp SWOT kết hợp với công cụ PEST giúp CEO đánh giá năng lực của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: xác định đâu là đối thủ lớn nhất và gần nhất, mỗi đối thủ chiếm bao nhiêu % thị phần, phân tích kết các quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, cách định giá, quảng cáo, tiếp thị... cũng như các bước đi tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh của họ.

Ma trận Ansoff

Đồng thời ma trận SWOT còn được sử dụng để định vị lại vị thế của doanh nghiệp (các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. CEO sẽ căn cứ vào đó xây dựng được bản đồ chiến lược với những chiến lược kinh doanh đột phá, dẫn đầu xu hướng và đạt được kết quả kinh doanh cao.

Bộ kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ chỉ ra 4 chiến lược căn bản mà doanh chủ có thể thực hiện để đạt được mục tiêu:

  • Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp.
  • Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths - Threats): tận dụng điểm mạnh để giảm thiểu các rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để hạn chế những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

3. Lập kế hoạch tài chính cụ thể đến từng hạng mục

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì không thể không thiếu đi sự hỗ trợ của kế hoạch tài chính chi tiết, rõ ràng. Khi sở hữu bộ kế hoạch kinh doanh trong tay, CEO sẽ có thể tự mình làm rõ và phân chia mọi hạng mục chi tiêu trong tương lai một cách hợp lý tương thích với kế hoạch tài chính. Mỗi hạng mục sẽ được đặt ra các hạn mức tối đa nhằm đảm bảo cân đối chi tiêu với nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đơn giản

Cùng với đó, kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ giúp doanh nghiệp dự báo chính xác hàng tồn kho và công nợ dựa trên các số liệu phân tích, cập nhật liên tục theo từng tuần trong tháng để có kế hoạch cân đối hàng hóa, thu hồi các khoản nợ, giải phóng tối ưu ngân sách cho doanh nghiệp. Từ đó, định hướng luân chuyển dòng tiền liên tục, đảm bảo tiền về đúng lúc.

Các công thức có sẵn trong bộ kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ dựa trên dự đoán về doanh thu và kế hoạch chi phí để xác định chính xác điểm hòa vốn của từng tháng, quý và năm. Giúp phân bổ chi phí tài chính tối ưu theo từng mặt hàng và sản phẩm.

Với hệ thống các mẫu biểu tính toán và phân tích tự động, việc dự báo doanh thu, công nợ, tồn kho, quỹ lương nội bộ… trở nên vô cùng đơn giản, CEO chỉ cần thay số là sẽ nhận được kết quả phân tích, đánh giá và dự báo chính xác.

Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp sản xuất

4. Lập kế hoạch doanh thu - chi phí hiệu quả

Công cụ lập kế hoạch kinh doanh này không chỉ giúp CEO lập kế hoạch về doanh thu - chi phí một cách rõ ràng với các mẫu báo cáo bán hàng, mua hàng, mà còn giúp dự trù phân bổ chi phí một cách chi tiết nhất.

Nhờ đó có thể dễ dàng xác lập các chỉ tiêu doanh thu cần phải đạt được trong từng tháng, năm dựa trên tham chiếu năm trước. Tiến hành tính toán doanh thu, sản lượng dự kiến của từng mặt hàng và của cả doanh nghiệp dựa trên số liệu của 3 kỳ báo cáo gần nhất (thường là 3 năm liên tiếp).

Song song đó là xác định tất cả các khoản chi phí phải trả như nhập nguyên vật liệu, nhân sự, marketing, mặt bằng… của mỗi tháng, quý khi lập kế hoạch kinh doanh. Nhờ đó, làm căn cứ để cân đối các khoản thu - chi, hỗ trợ đưa ra các chiến lược bán hàng mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng về mặt doanh thu mà vẫn có thể tối ưu các khoản chi phí.

Mẫu dự báo doanh thu chi phí

Xác định luồng chuyển tài khoản theo sơ đồ để kiểm soát ngân sách trong kế hoạch kinh doanh một cách chặt chẽ, minh bạch.

Sơ đồ luồng chuyển tài khoản

Xem thêm: Điểm danh những sai lầm cơ bản khi lập kế hoạch kinh doanh

5. Xây dựng kế hoạch nhân sự bài bản

Khi lập kế hoạch kinh doanh, một khía cạnh quan trọng khác thường bị bỏ quên là các chiến lược nhân sự. Nhờ bản mẫu kế hoạch kinh doanh này, CEO sẽ xây dựng được một kế hoạch nhân sự bài bản. Hoạch định chính xác định biên nhân sự, nắm rõ thời điểm nào cần tuyển dụng bám sát với mục tiêu phát triển chung cho từng giai đoạn trong kế hoạch kinh doanh.

Từ đó làm căn cứ để xây dựng sơ đồ tổ chức, quy trình làm việc, hệ thống nội quy quy chế đến các chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ và cách tính lương thưởng minh bạch, công bằng. Đây cũng là một trong những cách tối ưu chi phí hiệu quả  nhờ lập kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh ngay từ đầu.

6. Xây dựng quy trình, kế hoạch Marketing chuẩn chỉnh

Các quy trình, kế hoạch Marketing cũng sẽ được tối ưu nhờ Bộ kế hoạch kinh doanh mẫu này. Từ đó giúp đưa ra các chiến dịch marketing một cách tổng thể toàn diện theo từng bước và timeline triển khai rõ ràng, dự toán kinh phí cần thiết chi trả cho từng hoạt động.

Công cụ lập kế hoạch kinh doanh còn giúp xác định các kênh truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp như Google, Facebook, Influencers, Website, Blog… để đẩy mạnh các chiến dịch ra mắt sản phẩm hoặc xây dựng thương hiệu trong suốt 1 năm và từng tháng.

Đặt ra mục tiêu, KPI và ngưỡng chi phí cho bộ phận Marketing cùng quy trình triển khai Marketing hiệu quả. Nhờ đó, giúp CEO gia tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng về cho doanh nghiệp, tối ưu chi phí marketing.

Kế hoạch Marketing 2021

Bộ kế hoạch kinh doanh mẫu còn tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm từ các chiến dịch Marketing sáng tạo và xây dựng thương hiệu tới từ hơn 50+ doanh nghiệp thành công. CEO hoàn toàn có thể tham khảo mẫu kế hoạch Marketing có sẵn tại đây để ứng dụng linh hoạt vào việc xây dựng chiến lược đánh trúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tối ưu chi phí truyền thông, quảng bá.

Xây dựng quy trình, kế hoạch Marketing

7. Dự báo rủi ro chính xác

Lợi ích cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh mẫu trên là hỗ trợ thiết lập hệ thống quản trị rủi ro toàn diện, giúp doanh nghiệp lường trước các vấn đề có thể xảy ra (liên quan tới lĩnh vực tài chính, giá, nhân lực, năng suất, thương hiệu…) để lên phương án dự phòng phù hợp.

Kế hoạch kinh doanh sẽ phác thảo những rủi ro có thể xảy ra theo mức độ tăng dần. Dựa vào đó doanh nghiệp sẽ đề ra các phương án ứng phó kịp thời trước những rủi ro, sự cố, tạo thế chủ động hóa giải mọi thách thức và kinh doanh thuận lợi. Mặt khác, quản trị rủi ro tốt còn nhằm giảm thuế và giảm chi phí phá sản, tránh việc đầu tư lệch lạc và giảm các chi phí đi vay.

Báo cáo dự báo rủi ro khi lập kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các rủi ro sau:

  • Rủi ro kiệt giá tài chính: có liên quan tới các yếu tố lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa… tác động đến thu nhập của doanh nghiệp.
  • Rủi ro tài chính: rủi ro đến từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, sử dụng nguồn vốn đặc biệt là vốn vay.
  • Rủi ro thanh khoản: liên quan tới rủi ro chênh lệch giá mua và bán.
  • Rủi ro kinh doanh: có liên quan đến một vài hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp.
  • Rủi ro hệ thống: liên quan tới toàn bộ thị trường hay nền kinh tế. Điển hình như đại dịch Covid19, lạm phát, hay khủng hoảng.

Tham khảo các bản mẫu kế hoạch kinh doanh thành công

Để CEO có thể xuất phát thuận lợi ngay từ đầu thay vì phải vấp ngã nhiều lần để rồi nhanh chóng chán nản và bỏ cuộc. Bộ kế hoạch kinh doanh mẫu của SODES sẽ là bước đệm hoàn hảo giúp CEO đưa doanh nghiệp đi đúng hướng, có một lộ trình phát triển rõ ràng.

Dưới đây là tổng hợp một vài File mẫu kế hoạch kinh doanh đã và đang được áp dụng thành công tại hơn 30.000 doanh nghiệp khác nhau trên mọi loại hình, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh… CEO có thể tham khảo để ứng dụng cho doanh nghiệp mình.

Mẫu kế hoạch kinh doanh dành cho doanh nghiệp SME

Kế hoạch kinh doanh mẫu được hiệu chỉnh để CEO có thể dễ dàng thay đổi và áp dụng trực tiếp cho doanh nghiệp một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.

Case study kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thành công

Kế hoạch kinh doanh của SODES tự hào là trợ thủ đắc lực của các CEO, giúp chủ doanh nghiệp tạo dựng một kế hoạch kinh doanh tổng thể, chi tiết và khả thi. Hỗ trợ CEO quản lý doanh nghiệp toàn diện, có cơ sở đối chiếu với từng đường đi nước bước theo kế hoạch đề ra để kịp thời phát hiện những biến động, kịp thời đưa doanh nghiệp trở lại lộ trình ban đầu. Quan đó dễ dàng chinh phục được các mục tiêu đặt ra và phát triển mạnh mẽ, thuận lợi.

Tìm hiểu thông tin chi tiết và đăng ký BỘ  KẾ HOẠCH KINH DOANH MẪU tại: https://sodes.vn/kehoachkinhdoanh/01