HAI BÀI HỌC GIÁ TRỊ CHO LÃNH ĐẠO

Theo Ken Sterling (Phó chủ tịch kiêm giám đốc huấn luyện tại BigSpeak) đã chia sẻ: “Tôi đã học được những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình về cách để đạt được hiệu quả trong đàm phán từ cố vấn kinh doanh của tôi, giám đốc điều hành của công ty gia đình và cũng là ông nội tôi. Ông chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển tất cả các nhà máy của tập đoàn trên toàn thế giới.”

Đó là những kinh nghiệm quý báu mà Ken Sterling đã được truyền dạy để làm hành trang trong suốt sự nghiệp làm lãnh đạo của mình. Nhờ chúng mà ông có nhiều lợi thế trong những đàm phán với đối tác và với khách hàng.

Thực tế ngày này, cho dù thời đại công nghệ lên ngôi đã thay đổi khá nhiều từ thời Ken Sterling lên làm lãnh đạo, nhưng những nguyên tắc cơ bản vẫn còn giá trị. Đó là:

Thứ nhất: Không bao giờ thương lượng chống lại chính mình.

Ken Sterling kể lại, khi tôi còn là một đứa bé, tôi đã mua được một chiếc máy tính qua điện thoại với một mức giá rất ưu đãi, trong lúc đó ông tôi đã lắng nghe màn trả giá của tôi với người bán hàng. Sau đó ông bảo tôi rằng:

- “Kenny, cháu đã thực hiện việc thương lượng về giá cả khá là tốt. Và đây là một gợi ý cho cháu trong lần tới đó là cháu đừng bao giờ trả giá chống lại mình”.

Khi tôi nhìn ông với ánh mắt ngạc nhiên đầy khó hiểu, ông giải thích:

- “Khi bán hàng hay quảng cáo họ thường đưa ra một mức giá chào hàng tốt nhất. Nhưng khi cháu thương lượng, cháu không biết liệu họ sẽ muốn bán thứ gì đó với giá 1 USD hay 1 triệu USD. Vì thế cháu hãy nhanh chóng lập tức trả cho người bán mức giá 150 USD mà không cần biết mức giá họ định đưa ra là bao nhiêu, đó chính là cháu vừa đàm phán chống lại mình.”

Bài học: Đừng bao giờ đưa ra mức giá trước, trừ khi bạn biết được chính xác cái mà đối phương muốn. Bản thân người lãnh đạo nên lắng nghe và tư duy trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Bởi dù sai lầm nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp và đội ngũ.

Thứ hai: Đừng đòi hỏi quá nhiều.

Đừng bao giờ yêu cầu hay tham lam quá mức, hãy luôn để lại một chút lợi ích cho đối phương. Ông Ken Sterling thường nói: “Già néo đứt dây”. Sau này, khi dấn thân vào thương trường với muôn vàn khó khăn khi “chèo lái” doanh nghiệp, Ken Sterling mới hiểu rằng: Ta chỉ nên yêu cầu đối phương ở mức độ vừa đủ để vừa đem lại lợi ích cho mình và cho người, như thế là đủ.”

Bởi nếu khi yêu cầu quá nhiều, điều này có thể sẽ “giết chết” các cuộc thỏa thuận và làm mất các cơ hội cho doanh nghiệp của mình trong tương lai.

Bài học: Để trở thành lãnh đạo thành công thì việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ là rất quan trọng, kể cả thiết lập mối quan hệ với nhân viên cấp dưới.

Nhà tư bản công nghiệp người Mỹ nổi tiếng J. Paul Getty đã tóm tắt vấn đề đó bằng một bài học mà ông đã học được từ chính cha của mình: “Cha tôi từng nói, mọi người đừng bao giờ cố gắng kiếm đủ số tiền mình mong muốn. Hãy để người khác cũng kiếm được lợi nhuận trong đó vì nếu cứ hơn thua từng lợi ích thì lãnh đạo có thể thành công một lần nhưng sẽ trở thành kẻ tầm thường mãi mãi. Và trong kinh doanh không lãnh đạo nào lại muốn gieo tiếng xấu như vậy.”

Theo Inc-asean