Gross margin là gì? Chi tiết định nghĩa, công thức và cách phân tích biên lợi nhuận gộp

Gross margin là gì? Chi tiết định nghĩa, công thức và cách phân tích biên lợi nhuận gộp

Có thể nói lợi nhuận là yếu tố hàng đầu mà nhiều nhà quản trị thường chú ý tới khi xem xét tới hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên thì nếu chỉ nhìn chằm chằm vào nó thì là chưa đủ để đánh giá chi tiết về doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá tổng quan về hiệu quả hoạt động người ta thường dựa trên 3 tiêu chí:

  • Gross Margin
  • Operating Profit Margin
  • Net Profit Margin

Trong đó, Gross margin (Biên lợi nhuận gộp) là cấp độ đầu tiên để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vậy Gross margin là gì? Phân tích và tính toán nó ra sao, xem ngay bài viết dưới đây.

Gross Margin là gì?

Gross Margin là gì? 

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là một trong những chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó cho biết số tiền lãi mà công ty có được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là một yếu tố cơ bản phản ánh khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh của công ty. Xét về giá trị tuyệt đối, biên lợi nhuận gộp cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán (COGs).

Ngoài ra, chỉ số này còn được dùng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Nó giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty theo kỳ và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh trong ngành (hoặc với trung bình ngành).

Xem thêm: 3 bước phân tích dòng tiền trong doanh nghiệp

Vai trò của Gross margin là gì trong doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp cao cho thấy khả năng sinh lợi của công ty hiện tại đang rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là tiền đề giúp doanh nghiệp thiết lập chính sách giá. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào đó để tiến hành việc đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.

Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cho từng sản phẩm còn giúp bạn so sánh sự đóng góp của chúng vào tỷ lệ doanh thu bán hàng. Tỷ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm, tương tự như tỷ suất biên.

Các trường hợp sử dụng biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp sẽ phù hợp trong việc phân tích những ngành như sản xuất công nghiệp, logistic, nông nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, các lĩnh vực thiên về đầu tư tài sản cố định như dầu khí, sản xuất điện nước..

Các nhóm này thường là doanh nghiệp dạng B2B - kinh doanh trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Hàng hóa sau khi hoàn thành sẽ được bán thẳng cho các đại lý, hoặc bán trực tiếp tại nhà máy, xuất đi nước ngoài mà rất ít phụ thuộc vào chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A).

Gross margin thường dùng để xem xét doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức B2B

Do đó, lợi thế cạnh tranh của các ngành này thường tới từ việc ứng dụng công nghệ để tăng năng suất sản xuất và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Từ đó dẫn đến giá vốn hàng bán trên mỗi sản phẩm giảm.

Vì thế, việc tập trung vào biên lợi nhuận gộp sẽ hữu ích hơn mà không cần dùng tới các loại lợi nhuận bên dưới báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất kiêm cả B2C thì bạn nên sử dụng biên lợi nhuận hoạt động (operating margin) sẽ chính xác hơn là gross margin.

Cách tính biên lợi nhuận hoạt động

Công thức tính Gross Margin như sau:

Công thức tính biên lợi nhuận gộp

Ví dụ: Tính Gross Margin tại CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC):

Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DHC - 2020

Gross Margin của DHC năm 2020 = (2.887 – 2.339)/2.887 = 548/2.887 = 18,99%.

=> Điều này có nghĩa là năm 2020 DHC đã tạo ra được 18,99 đồng lợi nhuận gộp trên 100 đồng doanh thu bán hàng.

Vậy Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Như đã đề cập, việc đánh giá Biên lợi nhuận gộp sẽ giúp bạn có những thông tin đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, thì biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp càng có lãi và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên điều này lại không đúng với chiều ngược lại, tức là không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

Chỉ số Gross Margin được coi là tích cực khi

  • Đáp ứng tính ổn định của Gross Margin qua các thời kỳ
Biên lợi nhuận gộp có tính ổn định cao 
  • Gross Margin có xu hướng tăng qua mỗi thời kỳ
Biên LN gộp của FPT giai đoạn từ 2015 - 2019
  • Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành hoặc các đối thủ đầu ngành
5 DN trên đây là những DN “top” đầu ngành sản xuất giấy. Có thể thấy DHC đang có lãi gộp lớn hơn và chứng tỏ DN đang kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Tóm lại, Gross Margin có thể dùng để so sánh chính doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và góp phần điều chỉnh chiến lược giá bán. Tỷ số này cũng cho phép bạn đánh giá mức độ tăng trưởng của công ty trong những năm gần nhất.


Admin