GÓC NHÌN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Vì sự phát triển của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải hiểu biết thấu đáo kỹ năng quản trị tài chính căn bản. Giao trách nhiệm quản trị tài chính hoàn toàn cho một người nào khác cho dù đó có là giám đốc tài chính thì việc gặp phải những khó khăn trong công việc kinh doanh là điều không tránh khỏi. Các kỹ năng quản trị tài chính căn bản bao gồm các lĩnh vực quản trị nguồn vốn và hệ thống kế toán sẽ được thể hiện bằng một số phương pháp quản lý đồng vốn để bảo đảm cho một hệ thống kế toán minh bạch và chính xác. Các lãnh đạo cũng như quản lý cao cấp cần phải hiểu để có thể đọc và phân tích các báo cáo tài chính để hiểu rõ hiện trạng hoạt động và khả năng phát triển của công ty. Các hướng dẫn dưới đây từ các bài viết của Tiến sĩ, Thạc sĩ Kinh doanh Carter McNamara - một chuyên gia quản trị tài chính nổi tiếng thế giới, đồng sáng lập công ty tư vấn Authenticity Consulting - sẽ cho chúng ta một cái nhìn tống quát về lĩnh vực quan trọng này trong kinh doanh.

Yếu tố căn bản của Quản trị tài chính

1. Trong hội đồng quản trị phải có một người đặc trách về tài chính

Các tổ chức đều phải có một người để thực hiện chức năng này và người đó nên là thành viên của hội đồng quản trị công ty và là người đặc trách về các vấn đề tài chính của công ty. Với vị thế ủy viên hội đồng quản trị, người này sẽ dễ dàng quản trị các vấn đề tài chính cũng như phát triển các chính sách tài chính tốt hơn. Trách nhiệm của người này bao gồm các lĩnh vực: kiểm soát và phân tích các số liệu tài chính, đề nghị ngân sách hoạt động và thuyết phục hội đồng quản trị thông qua, bảo đảm cho sự minh bạch của các quy trình và chính sách tài chính của công ty.

2. Cố vấn tài chính

Các lãnh đạo hay quản trị cao cấp nên có một cố vấn tài chính để hỗ trợ, tạo thành một hệ thống kiểm toán minh bạch, soạn thảo các báo cáo phân tích tài chính. Chọn một phần mềm kế toán để hỗ trợ cũng là một cách, nhưng dù sao cũng nên nhớ, đó là trách nhiệm của một lãnh đạo. Phần mềm kế toán hay người cố vấn kia chỉ là để hỗ trợ thực hiện những gì bạn không có thời gian để tự làm - quyền quyết định vẫn thuộc về bạn. Dù sao bạn cũng cần phải hiểu các số liệu tài chính đó để có thế ra những quyết định chính xác.

3. Lựa chọn ngân hàng phù hợp

Đương nhiên bạn phải có một tài khoản của công ty ở ngân hàng, nhưng ngân hàng đó có phù hợp và tạo thành động lực phát triển cho công ty của bạn hay không lại là một vấn đề khác. Nếu đó là một ngân hàng bạn tin tưởng nhưng phần lớn khách hàng của bạn lại không, thì bạn cũng sẽ gặp với vấn đề lớn.

4. Các chức năng kế toán căn bản

Dù đã có phòng kế toán của công ty lo công việc này nhưng, dù sao, là lãnh đạo bạn cũng cần phải hiểu tổng thể các hoạt động kế toán, các chính sách tài chính và các quy trình kiểm toán được sử dụng để có thể theo dõi số liệu và dự đoán những biến chuyển tài chính để quyết định các kế hoạch ngân sách của công ty. Các hạng mục cũng như các tài khoản trong số sách kế toán phải được phân chia một cách hợp lý và minh bạch, để từ đó bạn có thể tự mình dễ dàng nhận xét và kiểm soát mọi hoạt động của công ty.

5. Cần có ban kiểm soát hoạt động tài chính

Ban kiểm soát này có mặt là để bảo đảm mọi giao dịch tài chính lớn nhỏ đều được ghi nhận minh bạch và chính xác cũng như để ngăn chặn bất cứ một cá nhân nào, cố ý hay không, vi phạm các quy trình kiểm toán của công ty. Tầm mức của ban kiểm soát tài chính này phụ thuộc vào tầm mức hoạt động của công ty và bạn cần phải có một thành phần nhân sự thực sự mạnh ở đây.

6. Quản trị ngân sách và nguồn vốn

Một kế hoạch ngân sách tốt sẽ phản ảnh đúng con số chi thu dự kiến phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong một khoảng thời gian hay trong một dự án nhất định. Các kế hoạch này còn là công cụ để kiểm tra và giữ cho việc chi thu của công ty phát triển một cách ổn định. Với một kế hoạch tài chính minh bạch, bạn có thể dự kiến những khoản thu hay chi cần phải có trong tương lai tùy theo định hướng phát triển của công ty.

7. Quản trị nguồn tiền mặt

Mục tiêu chính của việc quản trị nguồn tiền mặt là để bạn luôn có đủ tiền để thanh toán cho một số chi phí cố định cũng như phát sinh như lương hay chi phí sữa chữa, bảo trì... Kế hoạch quản trị chính xác cũng cho phép bạn dự kiến được lợi nhuận và chi phí trong tương lai chính xác hơn. Công tác quản trị nguồn tiền mặt cũng bao gồm cả việc thiết lập và quản lý các tài khoản ngân hàng công ty cần phải có cho các giao dịch kinh doanh. Công tác quản trị nguồn tiền mặt còn bao gồm cả việc kiểm soát các khoản tiền trả chậm và công tác thu hồi các khoản tiền trả chậm đó.

8. Phân tích độ lệch kế hoạch ngân sách

Bởi kế hoạch ngân sách phản ảnh dự kiến chi thu của công ty, công tác phân tích độ lệch kế hoạch ngân sách sẽ cho bạn một cái nhìn chính xác về những gì mình dự kiến phát triển. Phân tích này sẽ cho thấy các hoạt động chi thu của công ty có theo đúng với kế hoạch đã định hay không và cũng cho thấy những thiếu sót trong các dự kiến phát triển chung.

9. Báo cáo tài chính

Bạn phải luôn quan tâm dấn một số báo cáo tài chính quan trọng. Có hai báo cáo tài chính quan trọng mà mọi công ty đều phải có, báo cáo lời lỗ và bản cân đối chi thu, nhưng đó chỉ là những báo cáo căn bản. Một số báo cáo khác là quan trọng hơn cho sự phát triển của công ty mà bạn cần phải chú ý là các báo cáo về nguồn tiền mặt, về sự thay đổi nguồn vốn... tùy theo hoạt động của công ty, nhưng nói chung - các lãnh đạo nên có trong tay đủ các báo cáo tài chính quan trọng và có ảnh hưởng đến định hướng phát triển của công ty.

10. Phân tích các báo cáo tài chính

chính có thể cho bạn biết rõ về hiện trạng hoạt động của công ty. Không có những phân tích tài chính, bạn sẽ đau đầu vì các số liệu ngân sách, chi thu, lời lỗ và dự kiến nguồn tiền mặt cần có. Mỗi tháng, các lãnh đạo công ty cần phải bỏ ra một vài giờ để đọc hay thực hiện các phân tích tài chính này. Các phân tích nay phải bao gồm các phân tích nguồn tiền mặt và độ lệch kế hoạch ngân sách đã được nói đến.

11. Tài chính ổn định, lợi nhuận vững vàng

Một khi lãnh đạo công ty nắm vững và dự kiến chính xác các hướng phát triển cần phải có thông qua các số liệu và báo cáo tài chính, họ sẽ quyết đoán và có những quyết định thay đổi kịp thời và chính xác hơn. Khi nguồn vốn được điều tiết cân bằng và được thu hồi tốt, các lãnh đạo đã bảo đảm cho sự phát triển vững mạnh lâu dài của doanh nghiệp. Đây chính là lý do các lãnh đạo cũng như các nhà quản lý cao cấp của một doanh nghiệp cần phải nắm vững và hiểu rõ các số liệu, hoạt động cũng như chính sách tài chính của công ty hay dự án mà họ phụ trách.

Nguồn: viblo