8 CÁCH XỬ LÝ XUNG ĐỘT VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Có thể bạn nghĩ là mình không thể "gần gũi" với đồng nghiệp, vì họ chỉ là “người dưng” - không phải là người thân trong gia đình, nhưng có một thực tế là chúng ta dành nhiều thời gian hàng tuần để làm việc với đồng nghiệp hơn là thời gian bên cạnh gia đình và bạn bè.
Điều đó cho thấy rằng đôi khi chúng ta có mối liên hệ chặt chẽ với đồng nghiệp và điều có cũng có nghĩa rằng ta cũng có thể bị lôi kéo vào những cuộc xung đột với họ - những người ở bên cạnh ta hơn 8 tiếng một ngày, khiến bạn không chỉ bực bội trong giờ làm việc mà còn sau giờ tan ca. Những bất đồng và căng thẳng tại nơi làm việc là không thể tránh khỏi - bất kể chúng ta yêu nghề đến mức nào.Việc xử lý các xung đột với đồng nghiệp không hề dễ như bạn nghĩ, dưới đây là 8 cách để giải quyết nó một cách chuyên nghiệp và lịch sự.

1. Trao đổi trực tiếp

Nhiều người viết email rất dài để trình bày quan điểm nhưng cách này không giải quyết được vấn đề. Chỉ có 2 hình thức: trao đổi trực tiếp, hoặc gọi điện thoại/video nếu hai người làm khác văn phòng. Hai hình thức này sẽ giúp hai người hiểu nhau cặn kẽ hơn là nội dung viết qua email, vì bạn có thể biết được giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của người kia thế nào.
Nói chuyện trực tiếp cũng nhắc rằng bạn đang làm với một con người chứ không phải màn hình máy tính, vì vậy bạn sẽ dễ dàng thông cảm hơn và cùng nhau đưa ra giải pháp tốt hơn là “đấu đá” qua email.

2. Nên giải quyết xung đột sớm Nếu mẫu thuẫn đã âm ỉ trong một thời gian, đừng để mặc cho đến khi cả hai cảm thấy hoàn toàn thù địch với nhau. Việc giải quyết vấn đề sớm sẽ ngăn không cho vấn đề này trở thành mâu thuẫn lớn hơn.Tuy nhiên, nếu bạn tranh luận bất ngờ với đồng nghiệp, tốt nhất là nên đợi cho đến khi cả hai bạn bình tĩnh lại và có thể có một cuộc trò chuyện nghiêm túc hơn. Bạn sẽ không đạt được bất cứ điều gì nếu biến mâu thuẫn nhỏ trở thành một cuộc đối đầu gay gắt.

3. Nghe nhiều hơn nóiKhi không khí đang căng thẳng và bạn cố gắng giải thích quan điểm của mình, bạn sẽ có xu hướng nói liên tục và không cho ai chen ngang. Tuy nhiên, sự thật là nói nhiều không có nghĩa là lý lẽ của bạn mạnh hơn. Bạn càng nói nhiều thì đồng nghiệp sẽ có thể đến ngưỡng không quan tâm bạn đang nói gì nữa.Vì vậy, hãy lắng nghe nhiều hơn nói. Ngay cả khi đồng nghiệp bạn không để cho bạn nói, bạn sẽ vẫn có cơ hội để nói. Hãy cho họ ít thời gian và sẽ đến lúc họ ngừng để lắng nghe bạn nói.
Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang bị áp đảo trong cuộc tranh luận, bạn có thể xin phép dừng lại một điểm nào đó để tranh luận ngay lập tức như “Tôi xin phép ngắt lời, vì bạn có nói một điểm mà tôi muốn làm rõ”. Đồng nghiệp biết bạn vẫn đang lắng nghe và sẽ dừng lại để bạn chia sẻ ý kiến.

4. Thực sự lắng nghe

Bạn có thấy rằng chúng tôi đề cập đến 2 lần về việc lắng nghe. Không phải là bạn chỉ kiên nhẫn ngồi chờ người kia nói xong, mà là việc bạn phải chú ý trong lúc họ nói, song song đó cũng phải lên kế hoạch bạn sẽ nói gì sau khi người kia kết thúc.

Bạn nên áp dụng một vài cách để vẫn giữ sự tập trung. Nếu nói chuyện qua điện thoại và đồng nghiệp không nhìn thấy bạn, hãy đưa ra một vài ý chính trên giấy để tự nhắc mình chỉ tập trung vào những điểm ấy.

Đồng nghiệp sẽ cảm thấy được tôn trọng và việc bạn lắng nghe sẽ giúp bạn tạo ra được một lý lẽ vững chắc hơn. Bạn cũng có thể nảy sinh nhiều ý tưởng mới khi nghe đồng nghiệp trình bày quan điểm của họ

5. Theo dõi những gì người kia nóiHãy chú ý những gì đồng nghiệp nói, và phải cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe, vì bản thân bạn cũng sẽ khó chịu nếu như người kia không nghe bạn nói. Tìm sự đồng cảm và tiếp cận vấn đề từ mấu chốt này.Sau đó, bạn có thể giải thích thêm về việc đang xảy ra, và cả bạn và đồng nghiệp đều phải hiểu rõ vì sao sự việc xảy ra và cảm giác của họ.

6. Hỏi theo hướng để biết, không phải chất vấn

Khi đến lượt bạn nói, hãy yêu cầu đồng nghiệp trình bày thêm những điểm bạn chưa rõ, và lắng nghe chăm chú. Quan trọng hơn cả là hãy cùng nhau đưa ra một giải pháp chung.

7. Nhìn lại lý do vì sao hai bạn làm việc cùng nhauNếu như tất cả đều thất bại và vẫn không thể thống nhất, hãy tự hỏi xem tại sao bạn phải hòa giải với đồng nghiệp. Xem xét tình hình thực tế và những lý do mà bạn và đồng nghiệp đều tận tâm cho công việc. Tầm nhìn và sứ mệnh của hai người có thay đổi hay không?Thi thoảng, hãy dừng lại một bước giữa cuộc tranh luận gay gắt để quay lại tình hình lúc đầu và bạn có thể khởi động lại tình hình, giúp bạn có động lực đưa ra giải pháp.Tất nhiên, sẽ có trường hợp bạn đã cố gắng thực hiện các bước này nhưng vẫn chưa thống nhất cùng nhau. Lúc đó, hãy xem xét là bạn có nên tiếp tục dự án cùng đồng nghiệp hay không.

8. Biết khi nào cần có tham gia của bên thứ baTất cả chúng ta đều là người lớn và hầu hết các bất đồng có thể được giải quyết thành công bởi hai bên, nhưng có một vài ngoại lệ, có những mâu thuẫn mà cả hai không tìm được tiếng nói chung. Lúc này, Bộ phận nhân sự hoặc sếp của bạn sẽ là người giải hòa.Nếu một đồng nghiệp có những lời lẽ không hay như phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay tuổi tác của bạn, thậm chí là quấy rối tình dục, đe dọa hoặc làm bạn bị thương, bạn nên ngay lập tức liên hệ với bộ phận nhân sự ở đó để giúp bạn đối phó với những vấn đề như thế này. Đây là công việc của họ và họ đã từng giải quyết những chuyện như vậy nên sẽ biết phải làm gì và làm sao để giúp bạn

Nguồn: sam.edu.vn