7 bước thiết lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn doanh nghiệp của mình đạt được vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của chuyên gia tài chính kết hợp với những bí quyết dưới đây.

Lập kế hoạch tài chính trong 7 bước

1. Nghiên cứu

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vốn kiến thức kha khá để bạn không bị bỡ ngỡ trước những quyết định sắp tới.

2. Xác định nhu cầu tài chính

Một chủ doanh nghiệp khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Rất cần thiết để chủ doanh nghiệp tương lai xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như: mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Bạn định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Bạn mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình? Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.

3. Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là bạn cần lập ra một bảng tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của bạn. Trong bước này bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp bạn thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, di chúc (tín thác). chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,...

Bên cạnh đó kế hoạch cũng cần được xác định rõ các mục như: Tuổi nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ hưu, bạn muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, lạm phát có thể xảy ra trong tương lại,..và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.

Đọc thêm: 3 nguyên tắc vàng để quản lý dòng tiền hiệu quả

4. Phát triển kế hoạch tài chính

Phát triển kế hoạch tài chính bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch của bạn đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động,…

5. Trình bày kế hoạch tài chính

Một tài liệu tốt sẽ mang đến một bài trình bày tốt. Vì thế bạn cần xem xét kỹ lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề bạn đang thắc mắc. Bất kì một sự nghi ngờ nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ sớm nhất có thể.

6. Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Bạn có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, đến bảo hiểm, đến vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể. Để có được một “mặt bằng” sáng bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của các luật sư. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính của bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu kế hoạch của bạn là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỷ mỷ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.

7. Giám sát kế hoạch tài chính

Sau khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó , các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần mở rộng đôi tai, đôi mắt để nghe ngóng, để nhìn và để nắm bắt thật nhanh sự thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.

ST