5 MẸO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI LẦN ĐẦU LÀM DOANH NHÂN

5 MẸO QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI LẦN ĐẦU LÀM DOANH NHÂN

1. Thiết lập thứ tự tài chính ưu tiên

Một doanh nghiệp từ lúc bắt đầu thành lập đến khi đi vào hoạt động luôn có rất nhiều khoản tiền thu chi khác nhau. Và chúng sẽ trở nên rối rắm hoặc làm thâm hụt ngân sách nếu bạn không sắp xếp rõ ràng.

Khi bạn sắp xếp mọi thứ, bạn có thể kiểm soát mọi vấn đề liên quan tới tài chính. Ghi chép mọi hoạt động tài chính của bạn một cách có hệ thống thứ tự ưu tiên, khoản nào trong nhóm "chi ngay/khẩn cấp", "cố định", hoặc nhóm "tương lai" để dễ dàng theo dõi.

Không chỉ giúp bạn ghi chép, theo dõi, kiểm soát được tài chính của bản thân, nó còn giúp bạn học được cách quản lý tài chính của một doanh nhân.

2. Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết

Điều này là cần thiết ngay cả khi bạn không phải là một doanh nhân. Loại bỏ dần những thói quen không cần thiết, bạn sẽ thấy túi tiền rủng rỉnh hơn nhiều.

Trong trường hợp bạn đang điều hành một doanh nghiệp, việc tiết kiệm và cắt giảm chi phí thừa càng trở nên quan trọng.

Việc cắt giảm này có thể bắt đầu từ việc giảm bớt những nhân công làm việc không hiệu quả và xóa bỏ những vị trí công việc không cần thiết.

3. Tìm kiếm thông tin về cách quản lý tài chính

Bạn có thể tìm kiếm những thông tin hữu ích cho kế hoạch kiểm soát tiền của mình qua những người đi trước, qua nhiều diễn đàn doanh nghiệp hoặc từ internet.
Theo dõi các website, podcast chuyên về tài chính cá nhân sẽ đưa lại cho bạn những thông tin hữu ích không chỉ trong việc kiểm soát tài chính mà còn cả trong cách điều hành doanh nghiệp.

4. Kiên nhẫn làm giàu

Nhiều người thường rất nôn nóng, muốn nhìn thấy thành quả ngay khi mới chân ướt chân ráo bước vào kinh doanh.

Thực tế, thương trường như chiến trường. Thành công không bao giờ đến với những người lười và "dục tốc bất đạt". Đôi khi, phải chấp nhận khoảng thời gian khó khăn và eo hẹp về nguồn tài chính lúc đầu.

Thật khó để chấp nhận rằng bạn phải mất nhiều thời gian để đạt mục tiêu, nhưng đây là lý do để bạn phải xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Nói cách khác, bạn cần một mục tiêu tài chính cụ thể, phù hợp và trong thời gian hợp lý. Thực tế chỉ ra rằng, đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn giúp bạn có thêm động lực để tiến tới mục tiêu dài hạn.

5. Tìm kiếm người cố vấn

Có một điều chắc chắn với bất cứ ai bắt tay vào quản lý tài chính doanh nghiệp là luôn cảm thấy mọi thứ rối tung và gần như không thể kiểm soát mọi thứ hợp lý.
Tất nhiên, việc lập kế hoạch tài chính luôn không dễ dàng chút nào, cho dù bạn là ai.

Đó là lý do bạn cần một cố vấn tài chính để tìm những lời khuyên giúp điều hành công ty tốt hơn.

Quản lý tài chính là một sự thách thức và trải nghiệm đáng giá. Cảm giác rối rắm sẽ dần mất đi khi bạn liên tục áp dụng các điều trên.

Đó sẽ là tiền đề tuyệt vời để bạn tiến đến thành công với mục tiêu kinh doanh của mình.

NGuồn: Tuổi trẻ


Ngoan Vu

Cập nhật những thông tin bổ ích về kinh doanh và khởi nghiệp ngay tại Blog.lanhdaotaiba.com