4 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU VỀ TÀI CHÍNH TỪ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TỪNG KHỐN KHÓ
Sử dụng tiền bạc cho xe cộ, thời trang, chi tiêu… chúng ta thường được khuyên nhủ rằng hãy cứ phạm sai lầm khi đang còn trẻ. Sai lầm luôn luôn song hành cùng quá trình trưởng thành, và sự thông tuệ cũng lớn dần cùng thời gian.
Bốn câu chuyện dưới đây chứa đầy những bài học quý giá về tài chính đến từ những hoàn cảnh khác nhau mà mọi người đều có thể học hỏi.
Bài học: “Không cảm xúc” với thị trường sẽ mang lại lợi ích lớn
Bob Johnson, 59 tuổi, Giám đốc điều hành của một tổ chức giáo dục tài chính:
“Nhờ nhiều thập kỷ đầu tư đơn giản, tôi đã đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm của mình. Như họ nói, đó là việc dành thời gian trên thị trường — không phải việc định giờ (timing) cho thị trường. Đây không phải là lời khuyên mới mẻ, nhưng gắn bó với nó trong thời kỳ suy thoái thị trường bao giờ cũng nói dễ hơn làm. Khi mọi thứ trở nên ảm đạm, sợ hãi có thể che khuất sự phán đoán của chúng ta. Nhưng bỏ qua những ồn ào và tập trung vào danh mục thực sự là cách tốt nhất để sự giàu có của bạn tăng trưởng theo thời gian.
Tôi đã có rất nhiều cơ hội để đưa điều này vào thử nghiệm, như trong cuộc suy thoái [2007-09]. Tôi chưa bao giờ tự vấn về quyết tâm của mình, ngay cả khi các đồng nghiệp đã thay đổi chiến lược đầu tư của họ. Rất may, tôi đã tiếp tục chôn chân – và cuối cùng được hưởng lợi từ sự phục hồi và tăng trưởng hai con số sau đó.
Tôi hiểu rằng sự biến động của thị trường là bình thường và không có sự ngoại lệ. Đưa tiền vào các quỹ chỉ số đa dạng hóa với chi phí thấp từ sớm, và gắn bó với họ bất kể thời điểm tốt hay xấu, đó là động thái tài chính tốt nhất mà tôi từng thực hiện. Tại sao không để lãi kép lại làm việc nặng nhọc cho mình?”
Bài học: Khi bạn không thể tăng thu nhập của mình thêm nữa, hãy trở nên sáng tạo, hãy thật hối hả.
Judy Toone, 59 tuổi, một huấn luyện viên tài chính ở Sandy, Utah:
“Việc tìm những phương thức vượt giới hạn (out of the box) để tăng thu nhập đã cứu gia đình tôi khỏi thảm họa tài chính. Năm 1987, chồng tôi Dennis làm việc trong bộ phận tài chính của một công ty sản xuất cửa của địa phương, và lương của anh ấy đủ để tôi ở nhà với bốn đứa con của chúng tôi. Chúng tôi không giàu, nhưng cuộc sống thoải mái – cho đến khi Dennis bị sa thải mà không được thông báo trước.
Anh làm việc lặt vặt và nhận thu nhập thất nghiệp, đó là một cú giáng mạnh tới chúng tôi. Chúng tôi ngay lập tức cắt giảm ngân sách và tiết kiệm bất cứ nơi nào chúng tôi có thể. Nhưng không thể cắt giảm mãi được, chúng tôi buộc phải tìm cách kiếm thêm.
Vào những ngày cuối tuần, tôi bắt đầu làm việc tại một cửa hàng tạp hóa, và trong vòng một năm, bắt đầu điều hành một dịch vụ chăm sóc tại nhà hàng ngày, mang lại 500 đô la một tháng. Sau đó, tôi làm công việc hành chính tại trường học.
Dennis cuối cùng đã đáp ứng được một công việc ổn định, và cuộc sống tài chính của chúng tôi đã trở lại bình thường khi mà không còn phải sống chắt bóp như trước. Nhưng những năm khó khăn đã dạy chúng ta phải hối hả. Tôi thấy thật vui khi nhìn thấy nhiều người hối hả ôm lấy các hợp đồng như cách tôi đã làm. Chắc chắn họ sẽ tạo nên những điều khác biệt.”
Bài học: Bắt đầu tiết kiệm để có thể nghỉ hưu sớm, việc này giúp loại bỏ rất nhiều căng thẳng những năm tháng về sau.
Tim Wiedman, 66 tuổi, giáo sư kinh tế về hưu:
“Có một sai lầm rõ ràng tôi đã phạm phải khi còn trẻ: không mở một tài khoản hưu trí cho đến những năm 30 tuổi. Tôi bắt đầu làm việc ở tuổi 21, có nghĩa là tôi đã bỏ lỡ một thập kỷ lãi kép.
Tôi cho rằng sai lầm này là sự kết hợp cảu sự thiếu hiểu biết và thiếu tính khẩn cấp. Khi bạn đang sống với mức lương chỉ đủ sống, ý tưởng về việc tiết kiệm cho tương lai không phải là ý tưởng hay ho. Thay vào đó, tôi đã dành thu nhập của tôi để mua một chiếc xe hơi, đồ nội thất và những thứ khác tôi nghĩ là quan trọng hơn vào thời điểm đó.
Khi tôi bước sang tuổi 31, tôi đã được thăng chức và đầu tư khoảng 210 đô la một tháng. Tôi đã dành hai thập kỷ tiếp theo đầu tư vào quỹ hưu trí với lãi suất 12%/năm. Tuy nhiên, tôi vẫn ở phía sau đường cong hưu trí ở tuổi 50. Vì vậy, tôi phải quay số nỗ lực của mình, và tôi đã đầu tư thêm 1.500 đô la một năm.
Tôi nghỉ hưu ở tuổi 62 với gần 650.000 đô la, vốn đã tiếp tục tăng trong vài năm qua Những nguồn thu nhập này đủ để trang trải chi phí những năm tháng sau này. Tuy nhiên, nếu tôi tiết kiệm sớm hơn thì có lẽ sẽ bớt được rất nhiều những nỗi lo.
Bài học: Nợ nần không đi kèm giàu có
Marcia Noyes, 57 tuổi, giám đốc truyền thông tại New Braunfels, Texas:
“Khi con trai tôi còn nhỏ và có một em bé khác ở trong bụng, giấc mơ của tôi là rời khỏi công việc và ở nhà với chúng. Nhưng chúng tôi không thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của chồng tôi và còn khoản dư nợ 10.000 USD phải trả – cho đến khi chúng tôi áp dụng một luồng tư tưởng mới về chi tiêu.
Chúng tôi mở gara bán đồ chơi Giáng sinh, tự làm tóc và kiểm soát ngân sách một cách nghiêm ngặt. Việc bán lại công ty của chồng tôi ở những 90 đã giúp chúng tôi thoát khỏi cảnh nợ nần, nhưng chúng tôi không bao giờ thay đổi cách tiết kiệm của chúng tôi. Thói quen của chúng tôi là nói không với nợ trong nhiều năm sau đó. Tôi vẫn mua đồ cũ, phiếu giảm giá để tiết kiệm chi phí.
Nhờ đó, chúng tôi có thể bỏ nhiều tiền hơn vào các khoản đầu tư mà không hề lo lắng rằng việc tăng lãi suất khiến các khoản nợ trở nên đắt đỏ. Tôi chưa bao giờ tự tin về khía cạnh tài chính như bây giờ.
Theo Trí thức trẻ