3 khác biệt lớn nhất giữa kẻ tầm thường với người xuất sắc: Dẫn đầu tất cả hay mãi mãi theo sau đều được quyết định bởi hành động này

3 khác biệt lớn nhất giữa kẻ tầm thường với người xuất sắc: Dẫn đầu tất cả hay mãi mãi theo sau đều được quyết định bởi hành động này

Không có ai sinh ra đã xuất sắc, cũng không có người nào mãi mãi tầm thường, điều quan trọng là họ có nhận ra sự khác biệt quan trọng này hay không.


Người ta có câu nói rằng: “Có người thầy tốt sẽ giúp bạn một bước lên trời, có người thầy tồi sẽ khiến bạn cả đời dậm chân tại chỗ”. Một câu nói truyền miệng nhưng ẩn chứa sự thật về tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng của người dẫn dắt và đi đầu trong mọi lĩnh vực.

Nếu phương hướng của người dẫn đầu sai lệch, những người theo sau chỉ có thể đi trên con đường sai lệch đó. Còn nếu có đủ năng lực để xác định đích đến rõ ràng, chúng ta mới có thể dẫn dắt mọi người nhanh chóng vượt lên và gặt hái những thành quả tốt đẹp nhất.

Muốn làm được điều như vậy, chúng ta không chỉ cần có bản lĩnh và năng lực mà còn cần một tư duy khác biệt để biến bản thân trở nên xuất sắc, thoát khỏi lối mòn của những suy nghĩ tầm thường.

Chẳng hạn, có một người đàn ông đã ngoài năm mươi tuổi, kinh tế trong nhà được xếp vào hạng khá giả. Kể từ sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta đã làm rất nhiều công việc khác nhau để lấy kinh nghiệm, thậm chí nhiều lần khởi nghiệp và thử sức làm ăn trong nhiều ngành khác nhau. Cả nửa đời người đều luôn luôn bận rộn trong công việc, nỗ lực không ngừng để cố gắng phát triển hơn nhưng sau một thời gian, không có một dự án nào của ông đạt được thành công như mong đợi.

Nản lòng trong kinh doanh, người đàn ông quyết định thanh lý cửa hàng rồi dùng số tiền đó để giúp đỡ một người bạn bắt đầu ra làm ăn riêng. Đến cuối cùng, chính hành động tốt bụng này lại khiến ông có cơ hội nhận về cả trăm triệu đồng tiền lợi nhuận mỗi năm do sự nghiệp kinh doanh của người bạn đó phát triển không ngừng.

Trong một lần nói chuyện, người đàn ông tò mò hỏi bạn mình: "Tại sao cùng mở cửa hàng kinh doanh như nhau mà tôi thì quanh năm lỗ vốn, ông lại ăn nên làm ra nhiều như vậy?"

Người bạn bật cười và trả lời rằng: "Có khó gì đâu, chỉ cần ông làm được ba điều mà thôi: Thứ nhất, giao việc chuyên ngành cho người có chuyên môn. Thứ hai, học được cách phân phối lợi ích và thứ ba, áp dụng mô hình đúng đắn."

Người đàn ông rơi vào suy tư, ngẫm lại công việc trước đây của mình. 3 điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thật sự đã lý giải rõ sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Nếu ngay từ đầu, ông giao việc kinh doanh cửa hàng cho một người quản lý có kinh nghiệm và chuyên môn cao, ông sẽ không phải vất vả mỗi ngày để tập làm quen với các nghiệp vụ khó khăn, trong khi hiệu suất đạt được lại không cao. Cho dù tốn thêm chi phí thuê quản lý nhưng chắc chắn đó sẽ là những đồng tiền có ích, khiến sự nghiệp của ông không dễ dàng đi đến bước đường thất bại như vậy.

Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phân phối lợi ích cả trong ngắn hạn và lâu dài, đối với từng cá nhân có liên quan. Nếu chúng ta làm tốt, hành động này sẽ là nghệ thuật tạo ra nguồn động lực để tất cả cùng nhau phát triển; ngược lại, nếu làm không tốt, sẽ xuất hiện hiện tượng mọi người nản lòng thoái chí, không ai muốn cống hiến hết sức mình cho thành tựu chung của tập thể. Đây chính là những nhân tố khác biệt chính để quyết định một người có thể thoát khỏi sự tầm thường và thất bại hay không.

Đối với một người xuất sắc, năng lực quan trọng nhất của họ là biết dùng người và dùng vật vào đúng lúc, đúng việc, đúng mục đích. Không có ai hoàn toàn vô dụng, cũng không có cuộc đời nào hoàn toàn tầm thường, chỉ có người biết giải phóng năng lượng và tiềm lực thực sự của họ hay không mà thôi. Phải có được một tư duy sáng suốt, chúng ta mới có thể tạo ra cũng như phát huy giá trị của chính mình đến mức tận cùng.

Nên nhớ rằng, việc của một người dẫn đầu không nhất thiết phải là tự tay hoàn thành tốt mọi thứ, mà hơn hết, họ cần có một tầm nhìn xa trông rộng để vừa hoạch định được phương hướng của bản thân, vừa biết cách tận dụng năng lực của những người xung quanh mình, kích thích động lực của tất cả mọi người để cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung, phấn đấu cho một thành tựu chung. Chính vì lẽ đó, người ta mới có câu: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng những đồng đội khác."

Theo: Trí thức trẻ