04 sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh

04 sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh
  • 64% doanh nghiệp tăng trưởng thần tốc nhờ sở hữu một kế hoạch kinh doanh chuẩn mực
  • 70% vốn là mức lớn nhất một kế hoạch kinh doanh hiệu quả có thể đem về cho các SME gọi vốn
  • Chủ doanh nghiệp đã thực sự đề cao tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh?
  • Nhà quản lý đã từng đánh giá toàn diện tính hợp lý của bản đồ quan trọng này?
  • Hãy cùng SME Hospital rà soát 04 sai lầm đáng tiếc cản trở kế hoạch kinh doanh thuyết phục nhà đầu tư.

Chưa định hình chân dung khách hàng mục tiêu

Không một thương hiệu nào hấp dẫn được tất cả mọi người. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể, rõ ràng thị trường mục tiêu qua các bước:

(1) Phân đoạn thị trường: Phân khúc theo khu vực địa lý, theo nhân khẩu học, tâm lý, lối sống, hành vi mua hàng,…

Chỉ cần mua hàng tại amazon.com trên hai lần, người dùng sẽ được gợi ý những mặt hàng tương đồng, bổ sung khác cho giỏ hàng hoặc lần mua tiếp theo.

(2) Xác định dung lượng thị trường mục tiêu: đa phần doanh nghiệp muốn phục vụ đông đảo khách hàng để tăng doanh thu nhanh nhất. Tuy nhiên, tham lam lựa chọn phạm vi và số lượng khách hàng quá lớn sẽ cho tác dụng ngược nếu công ty không phục vụ được chính thị trường của mình.

Dự báo tài chính phi thực tế

  • Các nhà đầu tư luôn kỳ vọng được trình bày một bức tranh toàn cảnh và trung thực về vị trí hiện tại của doanh nghiệp và những mốc sẽ đạt được trong tương lai. Một kế hoạch kinh doanh tự tin thái quá về các chỉ số tài chính chắc chắn sẽ đem đến cảm giác ngờ vực.
  • Bởi vậy, các dự báo tài chính cần có ý nghĩa và thực tế. Đặc biệt đối với start-up, rất nhiều chi phí phát sinh trước khi doanh thu đổ về, tất cả cần được ghi nhận một cách đáng tin cậy và nhất quán trong các báo cáo tài chính.

Khảo sát khách hàng hời hợt

  • Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng thói quen tiêu dùng của khách hàng trong ngành xuất phát từ ước mơ và nỗi sợ. Phụ nữ không mua thỏi son Christian Louboutin mà mua sự cá tính và khác biệt. Giới trẻ không chỉ mua iphone mà mua giá trị và sự sành điệu.
  • Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng có thể kể đến: Văn hóa (nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội); Xã hội (nhóm ảnh hưởng, vai trò và địa vị); Cá nhân (tuổi và giai đoạn của chu kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và ý thức cá nhân).

Không nắm vững kênh phân phối

  • Không phải ngẫu nhiên kênh phân phối góp mặt trong cả mô hình chiến lược Marketing mix lẫn Business model canvas. Lựa chọn kênh phù hợp tiết kiệm cho doanh nghiệp tiền bạc và nhân lực, tối ưu khối lượng bán cũng như lợi nhuận.
  • Để đạt được điều này, nhà điều hành đánh giá các yếu tố:
  • Thị trường: loại thị trường, số lượng khách hàng tiềm năng, mức độ tập trung về địa lý và quy mô các đơn hàng
  • Môi trường kinh tế và luật pháp
  • Sản phẩm: giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm, đặc tính kỹ thuật của hàng hóa
  • Các trung gian: sự sẵn có của các trung gian, các dịch vụ họ có thể cung cấp, thái độ của họ với chính sách của nhà sản xuất
  • Bản thân nhà cung cấp: nguồn tài chính, khả năng quản lý, mục tiêu của kênh, xem xét các kênh của đối thủ.

Nguồn: smehospital

Ảnh: Khởi nghiệp trẻ


Dark Swan

Dark Swan

Cập nhật những thông tin bổ ích về kinh doanh và khởi nghiệp ngay tại Blog.lanhdaotaiba.com